Hòa Bình:

Qua thanh tra đã chuyển 7/7 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến các cơ quan có thẩm quyền

Thứ hai, 06/06/2022 14:56
(ThanhtraVietNam) - Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nhiệm vụ phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế...

Trin khai 1.209 cuộc thanh tra hành chính và 2.638 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành

Đó là những giải pháp mà Thanh tra tỉnh Hòa Bình thực hiện để nhằm đạt được hiệu quả trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Thanh tra  tỉnh Hòa Bình cho biết, trong kỳ báo cáo, toàn ngành Thanh tra Hòa Bình đã triển khai 1.209 cuộc thanh tra hành chính đối với 3.593 đơn vị và 89 hộ gia đình, cá nhân. Đã ban hành 1.209 kết luận thanh tra. Qua thanh tra phát hiện 1.641 đơn vị và 48 hộ gia đình, cá nhân có sai phạm với số tiền gần 255.458 triệu đồng, quyết định thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 66.300 triệu đồng, yêu cầu giảm trừ, không thanh toán số tiền hơn 65.042 triệu đồng, đề nghị giảm trừ tiền thuế đất cho doanh nghiệp với số tiền 6.219,45 triệu đồng, yêu cầu thi công bổ sung, thi công lại theo đúng thiết kế với giá trị 6.901,161 triệu đồng, xử lý khác số tiền gần 110.995 triệu đồng, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm 847 tập thể và 1.459 cá nhân.

Đồng thời, cơ quan thanh tra cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bố trí kinh phí để chi trả chế độ kịp thời cho người lao động với số tiền gần 2.308 triệu đồng, kiến nghị thu hồi và cấp lại 6 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng vị trí và diện tích, kiến nghị chấm dứt hoạt động của 3 dự án, chấm dứt nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch xây dựng đối với 12 dự án, thu hồi 2 giấy chứng nhận đầu tư, 15 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiến nghị thu hồi 19,93 ha đất; kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 đơn vị trong lĩnh vực đất đai với số tiên 58 triệu đồng, đề nghị xử lý kỷ luật 9 cán bộ...

Trên phương diện thanh tra chuyên ngành, thanh tra các sở, ban, ngành đã triển khai và tiến hành 2.638 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện sai phạm hơn 22.489 triệu đồng, trong đó đã quyết định thu hồi gần 5.754 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước, yêu cầu thi công bổ sung theo hồ sơ thiết kế với giá trị gần 254 triệu đồng, đề nghị giảm trừ khi thanh toán hơn 8.219 triệu đồng; xử lý khác số tiền hơn 8.262 triệu đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi 9.973,8m2 đất... Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 9.732 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 50.991triệu đồng, tịch thu 92,92 m3 gỗ các loại, 8.840 kg lâm sản các loại, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn đối với 2.364 trường hợp, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi 290,68 ha đất các loại...

Thanh tra tỉnh Hòa Bình cho biết, qua thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đã chuyển 7/7 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Cùng với đó, trong kỳ, tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo là 508 vụ khiếu nại, 198 vụ tố cáo; đã giải quyết xong 506 vụ khiếu nại và 198 vụ tố cáo.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet 

ng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, chất lượng thực thi công vụ

Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, số vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện là 2 vụ, đã chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2/2 vụ. Còn qua công tác phòng, chống tham nhũng đã phát hiện 1 vụ và chuyển vụ việc này đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Giải pháp mà ngành Thanh tra tỉnh Hòa Bình đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, tiếp nhận, giải quyết vụ việc có dấu hiệu trong thời gian tới là tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và thường xuyên của cấp ủy.

Tiếp tục quán triệt, nắm vững và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng.

Cùng với đó, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nhiệm vụ phòng, chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ để cán bộ, công chức, người lao động nâng cao nhận thức, tích cực, kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm; đấu tranh, phê phán đối với những hành vi tiêu cực trong công tác này.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong giải quyết công việc của đơn vị và công dân.

Không những vậy, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận, xử lý tin báo, khiếu nại, tố cáo và kịp thời chấn chỉnh, xử lý hành vi vi phạm theo quy định, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức có biểu hiện tham nhũng, nhiều đơn thư phản ánh, tố cáo tham nhũng, nhũng nhiễu, tiêu cực; tăng cường trang thiết bị, công nghệ kỹ thuật hiện đại để giám sát hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những vị trí giải quyết công việc liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.

Tiếp tục phát huy vai trò của giám sát cộng đồng, nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ./.

Lan Anh
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra