Nghệ nhân Phan Thị Thuận:

Nghệ nhân Phan Thị Thuận: Đưa thương hiệu tơ tằm, tơ sen Việt Nam vươn ra quốc tế

Thứ sáu, 14/01/2022 10:43
(ThanhtraVietNam) - Từng sợi tơ mỏng manh từ cuống sen qua bàn tay khéo léo, tài tình của của Nghệ nhân tài hoa được se thành sợi, dệt nên những sản phẩm mang hơi thở của quê hương, được cầm, được thử những chiếc khăn lụa dệt từ sen sẽ thấy được sự hồn hậu, cần cù của đất và người của một vùng quê Phùng Xá - nơi được xem là cái nôi tiêu biểu của nghề dệt.

Nghề dệt truyền thống, nét đẹp văn hoá riêng độc đáo của Phùng Xá

Những ngày cuối năm, tôi có dịp ghé thăm thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ấn tượng ban đầu chính là nét bình dị, cổ kính trầm mặc dưới gốc đa đầu làng, được dòng sông Đáy hiền hoà ôm trọn che chở. Nơi đây vẫn giữ được nét làng quê Việt thanh bình, đâu đó vẫn còn những ngôi nhà mái ngói năm gian, hàng rào hoa râm bụt, những bờ tường trơ ra lớp gạch như một minh chứng của chiều dài thời gian. Đi khắp thôn làng, thứ âm thanh đặc trưng của làng Phùng Xá xưa đều đều vang lên, một âm thanh rất đỗi quen thuộc, thân thương để người xa quê không ngừng nguôi ngoai nhớ về - tiếng của của làng dệt.

Nghệ nhân Phan Thị Thuận là một trong 9 công dân ưu tú của Thủ đô năm 2021. Với những cống hiến to lớn cho nghề dệt vải tơ tằm truyền thống, nghệ nhân đã được vinh danh như danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” do Chủ tịch nước phong tặng; Giải thưởng cho 100 phụ nữ Việt Nam tự tin tiến bước; Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2020 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Giải Nhất sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc Bộ Công Thương trao; Bằng khen của Hội Nông dân Việt Nam...

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận kể, những năm 70 của thế kỷ trước, vùng đất này một thời được mệnh danh là “Thủ đô dâu tằm” của miền Bắc, với hàng chục nghìn héc ta ruộng dâu trải dài qua nhiều làng xã ven sông Đáy. Ngày ấy, hầu hết các xã trong huyện Mỹ Đức đều làm nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nhưng đến năm 1984, dâu tằm bị “thất sủng”, nhà máy ươm tơ Mỹ Đức không còn thu mua kén, hợp tác xã bỏ toàn bộ diện tích trồng dâu chuyển sang trồng lúa, hàng loạt thợ bỏ nghề.

leftcenterrightdel
Nghệ nhân Phan Thị Thuận

Lúc ấy, đứng trước tình cảnh nghề truyền thống bị xóa bỏ, thương con tằm không “nơi nương tựa”, cô một mình âm thầm gây dựng lại từng nong kén, ngày ngày đạp xe đi xin lá dâu khắp nơi để duy trì nghiệp. Có những lúc phải đạp xe hơn 20 km xuống tận nông trường Thanh Hà, tỉnh Hòa Bình để lấy lá dâu về cho tằm ăn. Và trời không phụ người, việc trồng dâu nuôi tằm có dấu hiệu khởi sắc, hàng xóm cũng theo cô gây lại những nong tằm, nghề trồng dâu nuôi tằm ở Phùng Xá và nhiều nơi trong huyện Mỹ Đức bắt đầu phục hồi.

Ít ai biết được rằng, tháng 7/2019, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân tham dự Hội nghị G20 và thăm chính thức Nhật Bản đã mang theo một sản phẩm hết sức đặc biệt làm quà tặng cho phu nhân Thủ tướng Nhật, đó chính là chiếc khăn quàng dệt từ tơ sen Mỹ Đức của Nghệ nhân Phan Thị Thuận. Chiếc khăn đó, cũng như những chiếc khăn và sản phẩm tơ sen hiện nay mà cô đang làm, chưa đựng văn hoá, tâm hồn hiền hậu của người dân Phùng Xá, là minh chứng cho cần cù, chịu khó để chắt lọc tinh tuý, hồn cốt từ đất mẹ để hình thành nên sản phẩm độc đáo này, hoa sen là “Quốc hoa” và là biểu tượng của cửa phật, nơi các ngài đức phật tổ, phật bà quan âm ngự trên đài sen thơm ngát, Cô xúc động chia sẻ.

Cô đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và tự bỏ tiền túi, đầu tư mua một đám ruộng về trồng sen thử nghiệm. Tuy nhiên, việc lấy sợi tơ sen khó hơn gấp nhiều lần so với tơ tằm truyền thống. Không có kinh nghiệm và ở nước ta chưa có ai làm nên thời gian đầu liên tục gặp thất bại. Nhiều người cho rằng việc làm lụa từ sen là điều không thể. Để tập trung được và không bị phân tán, Cô phải đóng cửa, ở một mình trong phòng nhiều tháng trời để mày mò, nghiên cứu.

leftcenterrightdel
Xưởng dệt - nơi nghệ nhân thỏa sức sáng tạo cùng các sản phẩm từ tơ sen và tơ tằm.
leftcenterrightdel

Rút tơ từ ruột, se nên sợi, dệt tấm khăn thơm đọng đất trời

Lụa tơ sen là loại lụa độc đáo trên thế giới, những sợi tơ được lấy từ cuống sen được kéo ra, se lại và dệt. Từng công đoạn cắt sen, lấy tơ đến khi dệt, tất cả đều bằng thủ công. Cuống lá sen sau khi hái về sẽ được cắt thành những đoạn ngắn rồi kéo các sợi tơ, miết qua một tấm bảng tẩm nước, kéo dài và bện lại với nhau.

Công đoạn tạo tơ sen rất khó khăn, phải làm sao kéo được sơi tơ trong cuống sen một cách cẩn thận, nhẹ nhàng để tơ không bị đứt, dùng tay cuộn nhiều sợi tơ sen trên mặt bàn ướt đến khi sợi tơ đủ dày. Mọi công đoạn từ lựa chọn cuống sen, rút sợi đến việc dệt tơ sen thành tấm lụa đều phải rất tỉ mẩn, kỳ công, nhẫn nại.

Sau bao cố gắng, nỗ lực, làm đi làm lại không nản, niềm vui như vỡ òa vào thời điểm cuối năm 2017, Nghệ nhân Phạm Thị Thuận đã đã nghiên cứu thành công tơ sen và dệt được tơ sen vào tơ tằm. Cô hào hứng kể, để dệt chiếc khăn dài 1,7m rộng 0,25m phải cần tới 4.800 cuống sen. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc một ngày cũng chỉ làm được 200 - 250 cuống sen. Tính ra để hoàn thiện một chiếc khăn phải mất khoảng 1 tháng. Sợi tơ sen mảnh, dễ đứt nên phải rất khéo léo, tỉ mẩn mới có thể rút được sợi tơ. Đặc biệt, tất cả các cuống sen đều phải xử lý trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu không cuống sẽ bị khô, tơ bị rút lại và sợi sẽ hỏng hoàn toàn.

leftcenterrightdel
Nghệ nhân Phan Thị Thuận bên sản phẩm mô phỏng chiếc khăn nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng phu nhân Thủ tướng Nhật Bản.

Nghệ nhân hào hứng cho biết, đến bây giờ bà đã hoàn toàn làm được chỉ thêu từ tơ sen, từ tơ sen đó đã thêu vào áo thành bông hoa sen hoặc thêu khăn quàng cổ. Bằng quyết tâm, lòng đam mê, yêu nghề cùng với kinh nghiệm và tay nghề của mình, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã trở thành người Việt đầu tiên thành công dệt vải từ tơ sen. Ngay từ khi ra đời, lụa tơ sen của Cô đã tạo được tiếng vang lớn khi vinh dự được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn là sản phẩm quà tặng Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản.

Làng Phùng Xá là một minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, nơi đây vẫn giữ được nét đẹp đậm đà bản sắc Việt. Đường làng ngõ xóm khang trang sạch sẽ, trục đường chính được rải nhựa và sáng đèn khi đêm về. Đôi bờ sông Đáy, hàng tre vẫn ngân nga trong gió và không gian yên lành không thể trộn lẫn. Nghề dệt truyền thống không chỉ là nét đẹp văn hoá riêng độc đáo của vùng, mà còn đem đến cho người dân nơi đây thu nhập để cải thiện cuộc sống, là niềm tự hào của những con người hồn hậu, chất phác nơi đây.

Bằng tình yêu nghề truyền thống và những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi, Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa cổ truyền. Những sản phẩm độc đáo đã góp phần đưa thương hiệu tơ tằm, tơ sen Việt Nam vươn ra với bạn bè Quốc tế, góp phần quảng bá về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Nghệ nhân vẫn luôn canh cánh nỗi niềm làm sao để phát triển nghề truyền thống hơn nữa khi mà tiềm năng, lợi thế vẫn còn đó, vẫn còn chưa tận dụng hết. Cô tâm niệm, duy trì và phát triển nghề dệt truyền thống là sứ mệnh thiêng liêng không riêng của Cô mà còn là của mỗi người con làng Phùng Xá, kế tục cha ông gìn giữ bản sắc cho muôn đời sau.

Một số hình ảnh được PV ghi lại tại nhà của nghệ nhân Phan Thị Thuận:

leftcenterrightdel
Nghệ nhân Phan Thị Thuận giới thiệu sản phẩm cho khách hàng tới thăm quan và mua sắm các sản phẩm độc đáo từ tơ sen, tơ tằm.
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
leftcenterrightdel
 

Bài và ảnh: Lan Anh

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra