Thứ năm, 24/03/2022 - 18:10 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả. Phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt khoảng 20% GDP.
Tăng cường công khai, minh bạch
Đây là các mục tiêu của Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017.
Quyết định nêu rõ, quan điểm phát triển là thị trường trái phiếu phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính; đưa thị trường trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế với chi phí vốn hợp lý.
Đồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường TPDN, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp; tăng cường tính công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường…
Mục tiêu cụ thể của Lộ trình là đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 45% GDP, dư nợ thị trường TPDN đạt khoảng khoảng 20% GDP.
Nhiều giải pháp được đặt ra
Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp để hoàn thiện khung khổ chính sách về thị trường trái phiếu; phát triển thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp; phát triển, đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư; phát triển định chế trung gian, dịch vụ thị trường…đã được đặt ra.
Theo đó, cần đề xuất về việc cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đầu tư vào TPDN có kết quả xếp hạng tín nhiệm cao khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội; quy định tách biệt về điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ và phát hành TPDN ra công chúng, đối tượng mua TPDN phát hành riêng lẻ là nhà đầu tư chuyên nghiệp để bảo vệ nhà đầu tư khi sửa đổi Luật Chứng khoán.
Ban hành các Nghị định mới về phát hành TPDN ra công chúng và phát hành riêng lẻ; các cơ chế, chính sách về phát triển thị trường trái phiếu xanh; các Thông tư hướng dẫn về phát triển thị trường thứ cấp, về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn của các tổ chức tín dụng và mua bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng…
Ảnh minh họa: VGP
Về phát triển thị trường sơ cấp, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu cần tăng cường công khai, minh bạch trong huy động vốn trái phiếu bằng quy định tách biệt về điều kiện, hồ sơ phát hành trái phiếu ra công chúng với phát hành cổ phiếu ra công chúng; bắt buộc doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng phải được đánh giá xếp hạng tín nhiệm; rà soát lại điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ theo nguyên tắc gắn với công bố công khai thông tin, quy định chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép đầu tư vào trái phiếu phát hành riêng lẻ; yêu cầu TPDN phát hành riêng lẻ thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung; khuyến khích đa dạng hóa các loại hình TPDN khi thị trường phát triển ở trình độ cao hơn, như giấy tờ có giá có lãi suất thả nổi, chương trình phát hành trái phiếu trung - dài hạn, chứng khoán hóa trên cơ sở các khoản vay mua nhà hoặc các tài sản đảm bảo...
Về thị trường thứ cấp, xây dựng chuyên trang thông tin để cung cấp tình hình phát hành, giao dịch TPDN, thúc đẩy giao dịch thứ cấp; khuyến khích TPDN phát hành ra công chúng niêm yết, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
Để phát triển, đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư, cần khuyến khích Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tăng tỷ trọng mua, bán trái phiếu; thúc đẩy hình thành, phát triển hệ thống chương trình hưu trí tự nguyện; sửa đổi chính sách đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm; thí điểm bán lẻ trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân; khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư dài hạn vào thị trường trái phiếu…
Về phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường, giải pháp đặt ra là ban hành cơ chế, chính sách quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để thực hiện quản lý trái phiếu cho các nhà đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; đánh giá, rà soát cơ chế về thành lập, hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm, quỹ hưu trí tự nguyện để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thị trường; hình thành hệ thống công bố thông tin về phát hành, giao dịch đối với TPDN niêm yết và chưa niêm yết…
Dư nợ thị trường trái phiếu đã vượt mục tiêu
Đánh giá về hoạt động thị trường TPDN giai đoạn vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng, sự phát triển của thị trường TPDN đã theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và trở thành kênh huy động vốn ngày càng quan trọng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp.
Thời gian qua, các quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã tạo nền móng phát triển thị trường TPDN bằng việc thống nhất quản lý hoạt động phát hành riêng lẻ, tăng cường tính công khai, minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư; tách biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng theo hướng TPDN riêng lẻ chỉ được phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, TPDN phát hành ra công chúng được UBCKNN cấp phép chào bán…
Đáng chú ý, tại thời điểm cuối năm 2020, dư nợ thị trường trái phiếu đã chiếm hơn 47% GDP, vượt mục tiêu khoảng 45% vào năm 2020 như Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đã đề ra. Riêng dư nợ thị trường TPDN đã đạt 16,6% GDP khi kết thúc năm 2021, tăng mạnh so với mức 4,9% vào năm 2017.
Được biết, Bộ Tài chính đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn 2021 - 2030 bao gồm mục tiêu, giải pháp và lộ trình triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu.
Hy vọng, thị trường TPDN trong thời gian tới sẽ phát triển cả về quy mô, độ sâu, nâng cao thanh khoản, đa dạng hoá sản phẩm và đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn, bền vững và đạt được các mục tiêu Lộ trình phát triển đến năm 2030 đã đề ra.
Ngô Tân
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) – Ngày 11/5/2025, tại huyện Borovsk, tỉnh Kaluga, Tập đoàn TH (Việt Nam) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH. Sự kiện đánh dấu bước tiến bền vững mới trong Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của TH tại Liên bang Nga.
(ThanhtraVietNam) - UBND thành phố ban hành Kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực trọng điểm, hướng tới xây dựng nền kinh tế hiện đại và bền vững.
PV
(ThanhtraVietNam) - Dùng hình ảnh cá nhân có ngoại hình đẹp, đối tượng lừa đảo tương tác bài viết có nội dung cho thuê, bán bất động sản, gửi yêu cầu kết bạn, sau đó, chủ động nói chuyện sang chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc…để chiếm cảm tình của nạn nhân và dụ dỗ tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo.
Ngô Tân
(ThanhtraVietNam) - Không lưu giữ đầy đủ báo cáo phân tích, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, bố trí nhân sự không đạt chuẩn, không đảm bảo đầy đủ thông tin trong hồ sơ chào bán trái phiếu và thay đổi phương án sử dụng vốn không qua cổ đông… là loạt hành vi vi phạm khiến Công ty Chứng khoán Alpha (APSC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 1 tỷ đồng cùng với nhiều biện pháp khắc phục nghiêm ngặt được yêu cầu áp dụng.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Uỷ ban chứng khoán nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nặng đối với một trong những quỹ đầu tư nước ngoài do không tuân thủ quy định về công bố thông tin giao dịch.
PV
(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.
PV
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép thử nghiệm ba loại giải pháp fintech gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua API mở và cho vay ngang hàng với thời gian tối đa 2 năm.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”, Nam A Bank nhận giải thưởng ESG Việt Nam 2024 (Vietnam ESG Awards 2024). Đây là thành quả cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ứng biến mạnh mẽ với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững.
PV
(ThanhtraVietNam) - Bộ Công Thương công bố quy hoạch đầy tham vọng nhằm đảm bảo nguồn điện cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đẩy mạnh năng lượng tái tạo và chuẩn bị cho sự trở lại của điện hạt nhân tại Việt Nam.
PV
(ThanhtraVietNam) - Chiều 28/4, tại phiên họp Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh và thành viên UBND tỉnh Hưng Yên do Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn chủ trì, hai nội dung quan trọng đã được đưa ra thảo luận là mức chi cho công tác bồi thường thu hồi đất và quy định về Chi cục Quản lý thị trường.
PV
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định xử phạt Công ty Xây dựng và Năng lượng VCP do vi phạm nghiêm trọng quy định về công bố thông tin liên quan trái phiếu doanh nghiệp và giao dịch với cổ đông lớn qua việc cho vay hàng trăm tỷ đồng.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2025 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.400 tỷ đồng, tăng 7% so với trung bình quý năm 2024