Thứ sáu, 22/03/2024 - 10:50 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Quyền giải trình đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đó là họ có quyền chứng minh tình trạng pháp lý về tài sản, thu nhập của mình. Không ai cấm cán bộ, công chức làm giàu nhưng việc làm giàu phải chính đáng, đúng pháp luật.
Việc kiểm soát tài sản, thu nhập chưa thực sự phát huy hiệu quả
Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được TSTN của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch TSTN của người đó.
Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định tại mẫu Bản kê khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ đối với nội dung kê khai. TSTN phải kê khai là TSTN thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của bản thân, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên tại thời điểm hoàn thành Bản kê khai. Giá trị TSTN kê khai được tính bằng tiền phải trả khi mua, khi nhận chuyển nhượng, xây dựng hoặc giá trị ước tính khi được cho, tặng, thừa kế… Đây là một trong giải pháp phòng, chống tham nhũng thông việc kiểm soát TSTN của cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc kiểm soát TSTN của cán bộ, công chức chưa thực sự phát huy hiệu quả. Từ đó, dẫn đến việc kê khai TSTN vẫn còn hình thức; TSTN kê khai không đầy đủ, không trung thực, còn giấu giếm, nhất là những tài sản không thể kiểm tra, xác minh như tiền mặt, vàng, trang sức… cất giấu trong nhà hoặc mở tài khoản ở nước ngoài nhưng không khai báo.
Bên cạnh đó, ý thức, trách nhiệm trong việc kê khai TSTN của cán bộ, công chức chưa cao. Việc phát hiện và xử lý tài sản tham nhũng thông qua việc kiểm tra, xác minh TSTN chưa đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân là do việc quản lý, giám sát, kiểm tra, xác minh các bản kê khai TSTN chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ; chế tài xử lý hành vi vi phạm trong việc kê khai TSTN còn nhẹ, chưa có tính răn đe, giáo dục.
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức cố tình kê khai TSTN không trung thực, không đầy đủ. Vì thông qua quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra của các cơ quan chức năng thì phát hiện người đó có khối tài sản “khủng” so với các bản kê khai đã nộp cho cơ quan kiểm soát TSTN trước đó. Nhiều trường hợp đã bị xử lý kỷ luật đối với hành vi kê khai TSTN không trung thực, việc này cho thấy, vẫn còn cán bộ, công chức cố tình giấu giếm tài sản bất minh của mình, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên xác minh tài sản, thu nhập năm 2024. (Ảnh minh họa - K. Dung)
Việc che giấu tài sản tham nhũng để không phải kê khai TSTN của cán bộ, công chức có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau như cất giấu trong nhà, cho người thân đứng tên quyền sở hữu tài sản; thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh nhưng thực chất là để “rửa tiền”…
Khi cán bộ, công chức nghỉ hưu hoặc nghỉ việc thì hợp thức hóa những tài sản tham nhũng đã che giấu, tẩu tán hoặc đã “rửa tiền” trong thời gian còn đương chức. Trên thực tế, một số cán bộ, công chức khi còn đương chức thì sống giản dị, khiêm tốn… nhưng khi về hưu thì lại giàu nhanh một cách bất thường và hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Hành vi giấu giếm tài sản đã tham nhũng là rất tinh vi, khó phát hiện và chỉ phát hiện khi tài sản đó liên quan đến một vụ án hình sự cụ thể, bằng các biện pháp nghiệp vụ điều tra chuyên sâu của lực lượng chức năng mới có thể truy tìm và thu hồi tài sản tham nhũng.
Phải tịch thu tài sản nếu không chứng minh, giải trình được nguồn gốc
Hiện nay, cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai TSTN không kê khai hoặc kê khai không trung thực mới chỉ bị xử lý về mặt Đảng, chính quyền và các tài sản liên quan đó cũng mới chỉ xử lý bằng các quan hệ pháp luật khác như về thuế (truy thu thuế thu nhập hoặc xử lý hành vi trốn thuế…). Pháp luật hiện hành chưa cho phép tịch thu đối với những tài sản bất minh mà cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai không giải trình được; không cho phép kiểm tra, xác minh tài sản đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu khi có căn cứ cho rằng việc kê khai TSTN không trung thực trong thời gian còn đương chức. Bên cạnh đó, pháp luật chỉ cho phép kiểm tra, xác minh đối với tài sản của cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai TSTN và chưa cho phép kiểm tra, xác minh TSTN đối với cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Cán bộ, công chức nếu thuộc đối tượng phải có nghĩa vụ kê khai TSTN thì phải có trách nhiệm chứng minh, giải trình về TSTN của mình được hình thành như thế nào? TSTN đó có hình thành từ hành vi tham nhũng hay không? Đối với TSTN không chứng minh được nguồn gốc, không giải trình được quá trình hình thành TSTN (chủ quan hay khách quan) thì đều phải được xem xét đưa vào diện theo dõi, quản lý, điều tra và phải bị tịch thu sung công quỹ nhà nước nếu không chứng minh rõ nguồn gốc hình thành tài sản một cách hợp pháp.
Nếu thực hiện quyết liệt việc này thì không có cán bộ, công chức nào dám giấu giếm hay tẩu tán tài sản của mình mà sẽ chủ động kê khai đầy đủ, trung thực về nguồn gốc hình thành TSTN của mình. Việc này sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn việc kiểm soát TSTN của cán bộ, công chức.
Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét để có sự điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy định về kiểm soát TSTN của người có chức vụ, quyền hạn cho phù hợp nhằm góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng./.
Đỗ Văn Nhân
Từ khóa:
phòng chống tham nhũng kê khai tài sản thu nhập kiểm soát tài sản thu nhập xử lý vi phạm trong kê khai tài sản thu nhậpÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Cơ quan Thanh tra đã chỉ ra loạt hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống tham nhũng, quản lý vốn nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách tại Công ty Xổ số kiến thiết Lạng Sơn. Chủ tịch, Giám đốc và Kiểm soát viên được xác định có trách nhiệm trong việc này.
Minh Bạch
(ThanhtraVietNam) - Cổng thông tin trực tuyến giúp người dân thuận tiện phản ánh, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả phản hồi về tham nhũng, tiêu cực; đồng thời tạo kênh tương tác hiệu quả giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh với người dân.
PV
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 cho thấy những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, với tổng số tiền tiết kiệm lên tới 64.014 tỷ đồng. Con số ấn tượng này không chỉ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo động lực và niềm tin cho chặng đường phát triển tiếp theo của đất nước.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Tòa án Nhân dân Tối cao tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư công, từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai và giám sát, đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, gây thất thoát.
Pv
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (khóa XI) về sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ chính trị quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2025, vừa qua.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 16/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Chiều 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TP. Hải Phòng đã tổ chức Phiên họp thứ 10 dưới sự chủ trì của Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu. Phiên họp tập trung đánh giá kết quả công tác Quý I, đề ra phương hướng nhiệm vụ Quý II/2025, đồng thời thống nhất đưa 4 dự án trọng điểm có dấu hiệu chậm trễ, lãng phí vào diện theo dõi, chỉ đạo xử lý.
PV
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong quý đầu tiên của năm 2025, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại thành phố Hải Phòng đã được triển khai quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nâng cao, các giải pháp phòng ngừa phát huy hiệu quả.
PV
(ThanhtraVietNam) – Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, tập trung vào công khai minh bạch, kiểm soát tài sản thu nhập và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng trên địa bàn.
PV
(ThanhtraVietNam) - Tổ công tác đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 của tỉnh Kon Tum do Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng vừa được thành lập.
Minh Nguyệt
(ThanhtraVietNam) - Nhận định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là vấn đề nóng, cần làm thường xuyên, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trực thuộc, tổ chức tín dụng thực hiện một số vấn đề trọng tâm để triển khai hiệu quả Chương trình hành động năm 2025, bao gồm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Thái Minh