Chủ nhật, 06/04/2025 - 00:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.
Quyết định này quy định về đối tượng được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng theo quy định của Quyết định này gồm:
1- Người được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp bao gồm:
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thực hiện giám định tư pháp;
Người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm: trợ lý, kỹ thuật viên và những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp, tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định và do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi;
Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi.
2- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp có hiệu lực từ ngày 20/5/2025. Ảnh: baochinhphu.vn
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công
Quyết định quy định chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo ngày công được áp dụng đối với việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực: kỹ thuật hình sự; tài chính; ngân hàng; văn hóa; xây dựng; nông nghiệp và môi trường; khoa học và công nghệ; công thương; tư pháp và các lĩnh vực khác mà không thuộc quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Mức bồi dưỡng giám định tư pháp cho một người giám định chuyên trách trong các lĩnh vực giám định được quy định như sau:
a) Mức 400.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c;
b) Mức 500.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phức tạp về chuyên môn; hoặc phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c;
c) Mức 600.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm theo quy định của Chính phủ hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Mức bồi dưỡng giám định tư pháp cho một người giám định kiêm nhiệm trong các lĩnh vực giám định được quy định như sau:
a) Mức 500.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c;
b) Mức 700.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phức tạp về chuyên môn đòi hỏi phải do người giám định tư pháp là chuyên gia thực hiện; hoặc phải tiếp xúc với đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc phải giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải thực hiện giám định trong môi trường bị ô nhiễm nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm c;
c) Mức 1.000.000 đồng/ngày áp dụng đối với việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định trong điều kiện nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng; đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm theo quy định của Chính phủ hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Ngày công thực hiện giám định tư pháp được tính là 8 giờ thực hiện giám định. Số tiền bồi dưỡng cho một việc giám định được tính như sau:
Số tiền bồi dưỡng = (Số giờ giám định x mức bồi dưỡng một ngày công)/8 giờ.
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc
Chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với giám định trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.
Mức bồi dưỡng đối với người thực hiện giám định trong lĩnh vực pháp y quy định như sau:
1- Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trên người sống theo yêu cầu của người giám định được quy định như sau: Mức 400.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định; Mức 500.000 đồng/nội dung yêu cầu giám định đối với trường hợp hội chẩn chuyên môn sâu là chuyên gia ở các chuyên khoa thực hiện.
2- Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định tử thi mà không mổ tử thi và tử thi không được bảo quản theo quy định hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau: Mức 900.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ; Mức 1.200.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày; Mức 1.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày.
3- Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định mổ tử thi mà tử thi không được bảo quản theo quy định hoặc ở trạng thái thối rữa tự nhiên được quy định như sau: Mức 2.000.000 đồng/tử thi đối với người chết trong vòng 48 giờ; Mức 3.000.000 đồng/tử thi đối với người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày; Mức 4.500.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và không phải khai quật hoặc dưới 7 ngày và phải khai quật; Mức 6.000.000 đồng/tử thi đối với người chết quá 7 ngày và phải khai quật.
4- Trong trường hợp tử thi được bảo quản theo quy định của Bộ Y tế ban hành thì người giám định tư pháp được hưởng 75% mức bồi dưỡng giám định tương ứng quy định tại 2, 3 ở trên.
5- Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định loại vật gây thương tích, độc chất, ADN, mô bệnh học, trên hồ sơ và các loại việc giám định khác trong lĩnh vực pháp y được quy định như sau:
- Mức 250.000 đồng/vụ việc giám định định tính ma tuý trong mẫu dịch sinh học, tóc hoặc định lượng cồn trong máu hoặc giám định đơn chất trong dịch sinh học; mức 400.000 đồng/vụ việc giám định định lượng ma tuý trong dịch sinh học, tóc.
- Mức 300.000 đồng/vụ việc giám định ADN nhân tế bào; mức 500.000 đồng/vụ việc giám định ADN ti thể.
- Mức 500.000 đồng/vụ việc giám định cơ chế, loại vật gây thương tích.
- Mức 600.000 đồng/vụ việc giám định độc chất mẫu phủ tạng, dịch sinh học.
- Mức 800.000 đồng/vụ việc giám định mô bệnh học.
- Mức 1.000.000 đồng/vụ việc giám định qua hồ sơ.
Trường hợp vụ việc có từ 10 mẫu trở lên thì số tiền bồi dưỡng giám định được tăng thêm 20% so với mức bồi dưỡng được hưởng.
6- Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định hài cốt là 4.000.000 đồng/hài cốt.
7- Các trường hợp giám định phải mời chuyên gia thuộc các chuyên khoa sâu thì mức bồi dưỡng đối với một chuyên gia hội chẩn là 500.000 đồng/nội dung yêu cầu.
Mức bồi dưỡng cho một người thực hiện giám định trong lĩnh vực pháp y tâm thần được quy định như sau:
- Giám định tại phòng khám hoặc tại chỗ là 500.000 đồng/vụ việc giám định.
- Giám định trên hồ sơ là 2.000.000 đồng/vụ việc giám định.
- Giám định nội trú là 6.000.000 đồng/vụ việc giám định.
Quyết định nêu rõ, trong trường hợp đối tượng giám định mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm thuộc nhóm A, nhóm B quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì được hưởng thêm 25% mức bồi dưỡng tương ứng của mức bồi dưỡng đối với người thực hiện giám định trong lĩnh vực pháp y và lĩnh vực pháp y tâm thần.
Mức bồi dưỡng đối với người giúp việc cho người thực hiện giám định tư pháp; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi
Theo quy định, người giúp việc cho người giám định tư pháp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (bao gồm: trợ lý, kỹ thuật viên và những người khác hỗ trợ cho người giám định tư pháp, tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định và do thủ trưởng tổ chức được trưng cầu giám định phân công hoặc do người giám định tư pháp chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định chỉ định; cán bộ kỹ thuật hình sự trong trường hợp tham gia khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi) được hưởng bằng 70% mức bồi dưỡng mà người thực hiện giám định tư pháp được hưởng.
Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi được hưởng bằng 10% mức bồi dưỡng mà người thực hiện giám định tư pháp được hưởng.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 08/2025/QĐ-TTg ngày 4/4/2025 về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2025.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg ngày 17/03/2025 phê duyệt Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Năm 2025, Thanh tra tỉnh Bắc Ninh sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của 20 người tại 8 cơ quan, đơn vị, địa phương, trong đó huyện Lương Tài được lựa chọn với 2 cá nhân thuộc diện kiểm soát.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Hơn 300 hộ dân tại phường Phúc La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, đã chờ đợi đất dịch vụ và đất giãn dân từ năm 2007. Tại buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2025, Thanh tra Chính phủ cùng các cơ quan chức năng quyết tâm giải quyết vướng mắc kéo dài, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Được khởi công xây dựng từ tháng 7/2020, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Thế nhưng, đến nay dự án xây dựng trụ sở Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh vẫn chưa được bàn giao, đưa vào sử dụng.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) - 70 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi ngành y tế, có lẽ không ai hình dung được rằng từ những cuốn sổ khám bệnh lem mực, những hàng người dài chờ đợi trong trạm xá nhỏ bé, ngành y Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, chúng tôi có cơ hội trò chuyện với TS. Phạm Như Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, một trong những bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực điện sinh lý học và tạo nhịp tim tại Việt Nam và Đông Nam Á. Với hành trình hơn 30 năm gắn bó với ngành y, ông không chỉ là người thầy, người bác sĩ tận tâm, mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Từ cơ duyên đến với nghề, những ca bệnh để đời, đến tầm nhìn phát triển y tế tim mạch, câu chuyện của ông là minh chứng sống động cho tinh thần “lương y như từ mẫu”.
Lan Anh (thực hiện)
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là hướng dẫn cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cũng như công tác phòng, chống tham nhũng và tiêu cực trong bối cảnh tổ chức bộ máy nhà nước được sắp xếp lại.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) – Căn cớ là từ việc điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Lâm Bình (tỉnh Bắc Ninh) chồng lên phần diện tích đất mà Công ty Đông Đô đang sử dụng sẽ gây thiệt hại và khó khăn cho hoạt động của đơn vị, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý.
Minh Châu
(ThanhtraVietNam) – Trong kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn đời sống và sản xuất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Đây là một quyết định có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi theo hướng dựa vào tri thức, công nghệ và sáng tạo.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Quốc hội đã đưa ra một nghị quyết quan trọng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững cho đất nước. Đây là một quyết sách có tầm nhìn chiến lược hướng đến các chỉ tiêu tăng trưởng và đặt nền tảng cho sự ổn định lâu dài.
Lan Anh