Đồng thời, thực hiện bảo tồn kỹ thuật may, thêu, trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Tà Ôi và bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ truyền thống của người Pa Cô tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa DTTS gắn với phát triển du lịch có hiệu quả.
Bộ VHTTDL yêu cầu việc tổ chức tập huấn và xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế và phong tục, tập quán của địa phương. Mặt khác, động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống.
Tết cơm mới của người Pa Cô ở Thừa Thiên Huế. (Ảnh internet)
Về tổ chức thực hiện, trong thời gian từ 27/4-29/4/2021, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiệm vụ tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Tà Ôi và dân ca, dân vũ người Pa Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng hợp, lập danh sách nghệ nhân, học viên tham gia tập huấn và xây dựng bảo tồn dân ca, dân vũ, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục truyền thống dân tộc Tà Ôi và người Pa Cô, tại huyện A Lưới và huyện Nam Đông.
Việc tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS sẽ do Vụ Văn hóa dân tộc chủ trì thực hiện trong 2 ngày 05-06/5/2021.
Cùng với đó, tổ chức lớp truyền dạy và hướng dẫn thực hành dân ca, dân vũ truyền thống của người Pa Cô; hỗ trợ nhạc cụ, đạo cụ phục vụ thực hành dân ca, dân vũ truyền thống.
Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm./.
Hoàng Minh