Thiệt hại sau bão lên tới 2.000 tỷ đồng - Thái Bình kêu gọi hỗ trợ

Chủ nhật, 08/09/2024 08:00
(ThanhtraVietNam) - Theo báo cáo ban đầu, tỉnh Thái Bình chưa ghi nhận thiệt hại về người, nhưng tổng thiệt hại về vật chất lên đến 2.000 tỷ đồng.
leftcenterrightdel
 Nhiều chòi canh nuôi ngao của người dân tại bãi Đồng Châu, Thái Bình bị gió cuốn, đổ sập - Ảnh: NAM TRẦN

Chiều ngày 07/9, cơn bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền nước ta. Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Thái Bình đã đo được gió mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 12; Lượng mưa trung bình toàn tỉnh từ ngày 06/9 đến 19h ngày 07/9 là 203,4mm, đặc biệt có nơi cao hơn như An Hiệp (Quỳnh Phụ) 419,4mm.

Tại Thái Bình, một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, trường học bị tốc mái, tình trạng cây cối bị gãy đổ, bật gốc nhiều (số liệu chi tiết các địa phương đang tổng hợp).

Về hệ thống điện, sơ bộ theo thống kê ban đầu có khoảng 30 cột điện bị đổ; 11 cột viễn thông bị đổ, gẫy; 17 trạm biến áp bị sự cố.

Về sản xuất nông nghiệp: Có 28.000 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại >70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha

Về Rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng 30-70%; 2.760 bị ảnh hưởng >70%.

Về cây ăn quả, chuối...: Có 1.215 ha bị ảnh hưởng 30-70%; 170 bị ảnh hưởng >70%. Một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng bị sạt lở.

Ước tổng thiệt hại ban đầu: khoảng 2.000 tỷ đồng.

leftcenterrightdel
 Lực lượng chức năng di dời cây đổ do bão số 3 (Ảnh: Cộng đồng Diêm Điền).

Tỉnh Thái Bình đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ

Hỗ trợ thiệt hại sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh với tổng kinh phí 123 tỷ đồng.

Hỗ trợ phục hồi sản xuất: giống cây trồng các loại bao gồm 100 tấn ngô, 250 tấn đậu tương, 500 tấn lạc, 5.000 tấn khoai tây và 20 tấn rau màu các loại.

Hỗ trợ khắc phục sự cố đê điều, thủy lợi: với tổng kinh phí 850 tỷ đồng.

Khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển: Xây dựng tuyến kè bảo vệ chống sạt lở: kè Vũ Vân, Hồng Phong - Duy Nhất tuyến đê tả Hồng Hà II; kè Hồng Lý - Xuân Hòa tuyến đê Hữu Trà Lý; kè bãi lở Tịnh Thủy đê Tả Trà Lý; kè bãi lở Thụy Trường đê biển 8; kè bảo vệ cống Lân đê biển 6; kè bãi lở Trà Giang đê hữu Trà Lý; bãi lở Hồng An đê tả Hồng Hà I với tổng kinh phí 250 tỷ đồng.

Khắc phục sạt lở các tuyến Kè bảo vệ cống Mang đê sông Hữu Hóa; kè Nhật Tảo đê sông Tả Hồng Hà I; kè Nam Hồng đê cửa sông Tả Hồng Hà; kè Nội Lang đê cửa sông Tả Hồng Hà; kè Phương Cúc đê Tả Trà Lý; kè Phúc Tân đê sông Tả Trà Lý, kè Thuyền Quan đoạn đê sông Tả Trà Lý; kè bãi lở Thiên Kiều đê cửa sông Tả Trà Lý với tổng kinh phí 250 tỷ đồng.

Xây mới các cống yếu, xuống cấp: cống An Bái đê cửa sông Hữu Hóa; cống Lưu Đồn đê cửa sông Hữu Hóa; cống Diêm Tỉnh đê cửa sông Hữu Hóa; cống Định Cư đê cửa sông Hữu Trà Lý; cống Thu Cúc đê sông Hữu Hoá; cống Tám Thôn đê cửa sông Hữu Diêm Hộ với tổng kinh phí 100 tỷ đồng.

Khắc phục sạt lở một số tuyến kênh nội đồng: các kênh Kiến Giang, Sa Lung, Tiên Hưng và một số tuyến kênh cấp I, cấp II khác với tổng kinh phí 250 tỷ đồng./.

K. Dung

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra