ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM:

Bài 2: Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân của hệ thống chính trị Việt Nam

Thứ tư, 23/10/2024 13:22
(ThanhtraVietNam) - Thông qua hoạt động tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Để làm tốt công tác này, chúng ta cần đề xuất đưa ra một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động tiếp công dân để khắc phục được những bất cập còn tồn tại trong thời gian qua.

Bài 2: Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục hạn chế tồn tại

Bài 1: Lấy hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo làm tiêu chí đánh giá năng lực, kết quả công tác người đứng đầu

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan Trung ương tham gia tiếp công dân

Bài 1:Thực trạng công tác tiếp công dân tại Việt Nam

Đổi mới về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân

Thứ nhất là, đổi mới tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân trung ương:

Về vị trí, chức năng: Ban Tiếp công dân Trung ương trực thuộc Thanh tra Chính phủ quản lý; Trưởng ban tiếp công dân tương đương vụ trưởng và do Tổng Thanh tra Chính phủ quản lý trực tiếp; Ban tiếp công dân trung ương có chức năng tham mưu cho Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn cần đổi mới: Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân trung ương phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với pháp luật liên quan; đổi mới công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng thời gian quy định và hiệu quả; đổi mới việc tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung hiệu quả.

Thứ hai là, đổi mới tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân cấp tỉnh:

Về vị trí, chức năng: Ban tiếp công dân cấp tỉnh trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp; Trưởng ban tiếp công dân cấp tỉnh tương đương Giám đốc sở. Ban tiếp công dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu cho Chủ tịch tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn cần đổi mới: Đổi mới tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; đổi mới công tác theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đổi mới trong tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung; đổi mới hoạt động phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc.

Thứ ba là, đổi mới tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban tiếp công dân cấp huyện:

Về vị trí, chức năng: Ban tiếp công dân cấp huyện trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp; Trưởng ban tiếp công dân cấp huyện tương đương Trưởng phòng. Ban tiếp công dân cấp huyện có chức năng tham mưu cho Chủ tịch huyện về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn cần đổi mới: Đổi mới tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; đổi mới hoạt động theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đổi mới cơ chế tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung.

leftcenterrightdel
 Tổ công tác Thanh tra Chính phủ làm việc với tỉnh Đắk Nông về việc kiểm tra công tác phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng. Ảnh: LA

Đổi mới về quy chế phối hợp hoạt động tiếp công dân từ Trung ương đến địa phương

Đổi mới về phối hợp tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh còn nhiều hạn chế; đổi mới về phối hợp tiếp công dân, cử người đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân còn nhiều bất cập; đổi mới về phối hợp trong việc quản lý, điều hành hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân còn bất cập; đổi mới về phối hợp trong việc đón tiếp, hướng dẫn công dân; đổi mới về phối hợp trong việc theo dõi, đôn đốc; đổi mới về phối hợp trong việc bảo vệ Trụ sở tiếp công dân, người tiếp công dân, bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đổi mới về phối hợp trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

Đổi mới về lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đổi mới về lịch tiếp công dân của người đứng đầu tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương: Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương đầy đủ và đảm bảo 02 ngày trong 01 tháng và thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân đột xuất theo quy định. Do công dân đến khiếu kiện ngày càng nhiều; do số vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài, do vậy người đứng đầu cần tăng số ngày tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân trung ương.

Đổi mới lịch tiếp công dân của người đứng đầu tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh ít nhất 02 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất theo quy định. Do công dân đến khiếu kiện ngày càng nhiều; do số vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài, do vậy người đứng đầu cần tăng số ngày tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh.

Đổi mới lịch tiếp công dân của người đứng đầu tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện ít nhất 03 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất theo quy định. Do công dân đến khiếu kiện ngày càng nhiều; do số vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài, do vậy người đứng đầu cần tăng số ngày tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện.

Đổi mới lịch tiếp công dân của người đứng đầu tại xã, phường, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp phụ trách công tác tiếp công dân ở cấp xã. Việc trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 04 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất theo quy định. Do công dân đến khiếu kiện ngày càng nhiều; do số vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng, phức tạp, kéo dài, do vậy người đứng đầu cần tăng số ngày tiếp công dân tại xã, phường, thị trấn.

Đổi mới lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan hành chính cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước hầu như cũng chưa đáp ứng theo quy định là trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 02 ngày trong 01 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình. Cần đổi mới việc thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp: Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đổi mới về hoạt động tiếp công dân tại các cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước

Đổi mới công tác tiếp công dân tại một số bộ, ngành, địa phương về tiếp công dân trực tiếp của thủ trưởng các cơ quan; xử lý nghiêm các trường hợp ủy quyền cho cấp phó thực hiện việc tiếp công dân định kỳ; cần kết hợp việc tiếp công dân với giải quyết khiếu nại, tố cáo để người dân tin tưởng vào kết quả giải quyết; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn dọng, kéo dài; nâng cao chất lượng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vụ việc phức tạp, kéo dài.

Đổi mới công tác tiếp công dân tại Tòa án nhân dân theo hướng cần sửa đổi, bổ sung Quyết định số 308/QĐ-TANDTC về nội quy tiếp công dân của Tòa án nhân dân tối cao quy định về đã được ban hành từ năm 2020;

Đổi mới công tác tiếp công dân tại Viện Kiểm sát nhân dân vừa phù hợp với pháp luật tiếp công dân nhưng phải phù hợp với quy định đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; sửa đổi, bổ sung Quyết định số 222/QĐ-VKSTC về quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phục vụ công tác tiếp công dân phù hợp với pháp luật tiếp công dân và pháp luật liên quan;

Đổi mới công tác tiếp công dân tại Kiểm toán nhà nước theo hướng sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10/QĐ-KTNN về việc quy định khiếu nại, kiến nghị và khởi kiện trong hoạt động kiểm toán nhà nước phù hợp với pháp luật tiếp công dân và pháp luật liên quan.

Đổi mới về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của quốc hội, đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp

Đổi mới theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp để đáp ứng phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Đổi mới hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội như: Trách nhiệm tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân; Nơi tiếp công dân; Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội; Trách nhiệm của Ban dân nguyện trong việc tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân; Tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân của Đoàn đại biểu Quốc hội; Tiếp công dân trong kỳ họp Quốc hội.

Đổi mới hoạt động tiếp công dân của hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp như: Trách nhiệm tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân; Nơi tiếp công dân; Tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Tiếp công dân của Hội đồng nhân dân các cấp; Trách nhiệm tổ chức việc tiếp công dân của Hội đồng nhân dân; Quan hệ phối hợp trong việc tiếp công dân của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị Bồi dưỡng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024 do tỉnh Lạng Sơn tổ chức. Ảnh: 

Đổi mới về hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân các cấp

Đổi mới công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cả hệ thống chính trị; đổi mới công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo bằng cải cách thủ tục hành chính; đổi mới công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo bằng ứng dụng công nghệ thông tin;

Đổi mới theo hướng Thanh tra Chính phủ cần phải xây dựng “CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo” và triển khai đến cấp xã: Việc xây dựng CSDL quốc gia về khiếu nại, tố cáo phải đạt các tiêu chí: đáp ứng mô hình nghiệp vụ theo pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; đáp ứng mô hình nghiệp vụ đặc thù riêng của từng đơn vị tiếp công dân từ Trung ương đến địa phương; mỗi vụ việc phải tạo được thành một hồ sơ vụ việc điện tử và duy nhất; khử trùng đơn thư chồng chéo, trùng lắp, gửi lòng vòng; kết xuất được báo cáo theo quy định của pháp luật tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và các quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ, ngành thanh tra và các cơ quan liên quan cần báo cáo.

Đổi mới cơ chế chính sách thông thoáng cho các tổ chức, công dân tham gia hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Đảm bảo tốt, đúng quy định về các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân và giải quyết đơn thư; nâng cao chất lượng giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và thực hiện việc bảo vệ người khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật được đề cập ở nội dung trên cũng chính là tạo ra chính sách thông thoáng cho cá nhân, tổ chức tham gia tốt hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Đổi mới về quy trình tiếp công dân của các cơ quan trong Đảng

Đổi mới theo hướng sửa đổi, bổ sung Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18 tháng 09 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân. Cụ thể cần đổi mới về: tiếp nhận, xử lý đơn thư quy định: Về tiếp nhận đơn thư; nghiên cứu và phân loại đơn thư; điều kiện xử lý, xếp lưu và tiêu hủy đơn thư; các bước xử lý đơn khiếu nại kỷ luật đảng; các bước xử lý đơn tố cáo; xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại khác; thời gian xử lý đơn thư; tiếp đảng viên và công dân; nơi tiếp đảng viên và công dân; xử lý nội dung đơn thư khi tiếp đảng viên và công dân; trách nhiệm tiếp đảng viên và công dân; quan hệ phối hợp, chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy định: Trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các vụ, đơn vị; chế độ thông tin; chế độ báo cáo; kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân.

Đổi mới theo hướng sửa đổi, bổ sung Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Cụ thể cần đổi mới về: trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; Về thời gian tiếp dân; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; Về xử lý đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan, đơn vị của người đứng đầu cấp ủy; xử lý trách nhiệm.

Đổi mới theo hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động tiếp công dân theo Chỉ thị số 35/CT-TW 26/05/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và Quy định số 11-QĐi/TW quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân. Ngoài ra, các cấp ủy Đảng và lãnh đạo các cơ quan nhà nước cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và đã từng bước đưa công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đi vào nền nếp, chuyên nghiệp.

Đổi mới cơ chế phát huy vai trò giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Đảng….; các cấp, các ngành cần triển khai đồng bộ, hiệu quả, chất lượng trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hệ thống tiếp công dân từ trung ương đến địa phương cần được kiện toàn đồng bộ, vận hành hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu cần thiết trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời là cầu nối giữa người dân với Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định tình hình chung và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tăng cường đề cao hơn nữa việc thực hiện trách nhiệm tiếp công dân định kỳ, đột xuất của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp; cần thay đổi phương pháp, số lần tiếp công dân để đảm bảo hiệu quả công tác tiếp công dân trong tình hình hiện nay.

Đổi mới theo hướng tăng cường kiểm tra, giám sát, việc tiếp nhận, thụ lý giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân cần được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định của pháp luật. Các bộ ban ngành, địa phương cần sớm ban hành và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền. Các cấp ủy đảng và lãnh đạo các cơ quan nhà nước cần chỉ đạo thực hiện chỉ đạo ngay từ khi tiếp nhận, thụ lý, tiến hành xác minh, ban hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đúng thời gian theo quy định.

Xử ký nghiêm minh và kịp thời đối với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy đảng và thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong tiếp công dân, giải quyết đơn thư nhằm tao ra cơ chế cho cán bộ lãnh đạo của các cơ quan nhà nước và người đứng đầu cấp ủy có trách nhiệm cao hơn trong việc chỉ đạo tiếp công dân, xử lý đơn thư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư. Cần xác định rõ tầm quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp công dân thường xuyên của Thủ trưởng các cơ quan nhà nước và người đứng đầu cấp ủy đối với công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư.

ThS. Dương Văn Huế, Phó Chánh văn phòng Thanh tra Chính phủ.

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra