Chia sẻ kinh nghiệm về tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Thanh tra Chính phủ

Thứ năm, 18/07/2024 19:00
(ThanhtraVietNam) - Tham luận tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban Chấp hành Đảng bộ Thanh tra Chính phủ (mở rộng), chiều ngày 18/7, ông Nguyễn Văn Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thanh tra Chính phủ, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra đã chia sẻ một số kinh nghiệm về tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

BÀI 3: CHIẾN LƯỢC TẤT YẾU, LÂU DÀI, KHÔNG THỂ ĐẢO NGƯỢC TRONG CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ

BÀI 2: LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ THANH TRA CHÍNH PHỦ

BÀI 1: QUY ĐỊNH SỐ 131-QĐ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ BẢO VỆ CÁN BỘ THANH TRA, KIỂM TOÁN TRƯỚC NGUY CƠ THA HÓA QUYỀN LỰC, TIÊU CỰC

Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên, liên tục trong cán bộ, đảng viên

Ông Nguyễn Văn Lương cho biết, trong bối cảnh hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.

Chính vì thế, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị” là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Để nhiệm vụ này đạt được hiệu quả cao trong thực tiễn, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về những nội dung trọng tâm của công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng phải được tăng cường hơn nữa, với những biện pháp phù hợp.

Với vai trò là một cơ quan báo chí của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, thời gian qua, Chi bộ Tạp chí Thanh tra đã thường xuyên quán triệt chủ trương của Đảng, Đảng ủy Thanh tra Chính phủ. Từ đó, Chi bộ đã tuyên truyền, phổ biến trong toàn thể cán bộ, đảng viên, phóng viên, biên tập viên Chi bộ, đảm bảo thực hiện tốt công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị.

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Văn Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thanh tra Chính phủ, Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh tra. Ảnh: K. Dung 

Tuyên truyền thông qua các chuyên đề đặc biệt

Công tác cán bộ ở Thanh tra Chính phủ thời gian qua là điểm nhấn trong kết quả nổi bật các mặt công tác của Đảng bộ Thanh tra. Hiện nay, Đảng bộ Thanh tra Chính phủ đã kiện toàn xong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các vị trí chủ chốt trong Ban Thường vụ, trong Đảng ủy. Việc này thể hiện quyết tâm của Ban Thường vụ, sự quan tâm chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy, đồng thời mang một ý nghĩa rất quan trọng, nhất là ở thời điểm trước thềm Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Về phía chính quyền, công tác cán bộ cũng được thực hiện hết sức bài bản, quyết liệt, nhất là việc chuyển đổi vị trí công tác tại các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, trước hết là ở cấp vụ, sau đó là ở cấp phòng và cấp thanh tra viên - Điều mà nhiều năm qua, chúng ta đề ra nhưng chưa làm được.

Về nội dung này, được sự đồng ý và chỉ đạo của Bí thư Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, Tạp chí Thanh tra đã triển khai đồng loạt các số chuyên đề trên các số Tạp chí in.

Trong đó có 2 chuyên đề riêng: Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán và Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

Các chuyên đề này đều được đầu tư sâu về nội dung, về đồ họa sao cho hấp dẫn, tránh lối mòn, khô cứng và sau đó đều được đăng tải trên Tạp chí điện tử.

Tuy nhiên, không hài lòng với thực tại, cấp ủy Tạp chí Thanh tra lãnh đạo Ban Biên tập tiếp tục đổi mới cách làm để tăng sức lan tỏa. Từ đó, các bài viết của Tạp chí Thanh tra đã được nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vượt ra khỏi phạm vi nội bộ Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.

Cụ thể: “Khi tuyên truyền về thực hiện Quy định 114, không chỉ gói gọn trong Thanh tra Chính phủ, chúng tôi còn viết bài chia sẻ kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước, cũng chính là đối tượng chịu sự chi phối bởi Quy định 131 (thanh tra, kiểm tra, kiểm toán). Các bài viết này, được Kiểm toán Nhà nước, cá nhân đồng chí Tổng Kiểm toán đánh giá cao, biểu dương khen ngợi” - ông Nguyễn Văn Lương chia sẻ.

Đồng thời, sau khi báo cáo Thường vụ, xin ý kiến đồng chí Phó Tổng Thanh tra Chính phụ phụ trách, về việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền, chống các luận điệu xuyên tạc đối với công tác cán bộ trong Thanh tra Chính phủ cũng như đối với những vi phạm, sai phạm của cán bộ trong các cơ quan thanh tra thời gian qua, Chi ủy Tạp chí Thanh tra đã chỉ đạo các đảng viên tích cực viết bài, lấy chủ đề chính là các nội dung trên để tham gia Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, do Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức.

Trên cơ sở các bài viết của Tạp chí đã lựa chọn 1 tác phẩm xuất sắc nhất, báo cáo Thường vụ Đảng ủy Thanh tra Chính phủ, gửi Đảng ủy Khối để dự thi.

Đó là tác phẩm: “Luân chuyển, điều động cán bộ thanh tra, kiểm toán góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước trước nguy cơ tha hóa quyền lực, tiêu cực và luận điệu xuyên tạc hiện nay” với chùm 3 bài:

- Bài 1: Quy định số 131/QĐ-TW của Bộ Chính trị bảo vệ cán bộ thanh tra, kiểm toán trước nguy cơ tha hóa quyền lực, tiêu cực

- Bài 2: Luân chuyển, điều động cán bộ tại Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ

- Bài 3: Chiến lược tất yếu, lâu dài, không thể đảo ngược trong công tác luân chuyển, điều động cán bộ

Tác phẩm là bức thông điệp tươi sáng, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta về công tác cán bộ, mà cụ thể là công tác luân chuyển, điều động cán bộ thanh tra, Kiểm toán nhà nước. Tác phẩm góp phần lan tỏa sâu rộng những kết quả bước đầu, tích cực từ những bước đi, cách làm quyết liệt, bài bản tại Kiểm toán nhà nước và Thanh tra Chính phủ trong công tác luân chuyển, điều động cán bộ; thúc đẩy sự minh bạch và liêm chính trong các cơ quan thanh tra, kiểm toán. Đồng thời, tác phẩm cũng góp phần đập tan mọi luận điệu xuyên tạc, sai trái phủ nhận những giá trị tích cực về công tác luân chuyển, điều động cán bộ hiện nay. Qua đó, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước trước nguy cơ tha hóa quyền lực, tiêu cực.

K. Dung

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra