Thứ hai, 26/12/2022 - 10:54 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Trong năm 2021, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp nhưng lực lượng Cảnh sát giao thông vẫn luôn bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an để chủ động tham mưu với cấp ủy, Thủ trưởng Công an các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông, gắn với thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đảm bảo tuyệt đối an toàn các hội nghị, sự kiện lớn của đất nước; tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 2.884.855 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, ra quyết định xử phạt với tổng số tiền 2.808.625.000 đồng. Phát hiện triệt xóa 537 vụ, bắt giữ 3.681 đối tượng có hành vi điều khiển xe chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, có dấu hiệu đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, qua đó khởi tố 11 vụ 75 đối tượng… Cùng với đó, đã phát hiện 6.776 vụ phạm pháp hình sự, kinh tế, môi trường, bắt giữ 10.389 đối tượng. Thu giữ 298 bánh heroin, gần 123,5 kg ma túy các loại và 204.275 viên ma túy tổng hợp; gần 1250 m3 gỗ các loại; 511.131 bao thuốc lá ngoại; hơn 4,7 tấn pháo nổ; 69.950 lít xăng, dầu; hơn 2.500 tấn than; 631 tấn khoáng vật; hơn 1.000 tấn quặng; hơn 12.000 m3 cát cùng nhiều hàng hóa khác có giá trị hơn 50 tỷ đồng đã được bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định; phát hiện 51 vụ nhập cảnh trái phép với 342 đối tượng. Chủ trì, xác lập đấu tranh 07 chuyên án trên đường thủy nội địa; tham gia phối hợp phá 01 chuyên án về khai thác cát trái phép, bắt giữ 21 đối tượng… Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân, xứng đáng là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, Nhà nước và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, thời gian qua, trong hoạt động thực thi công vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông vẫn còn một số những tồn tại, hạn chế như: (1) Việc tuyên truyền, quán triệt, phổ biến văn bản pháp luật, các thông tư, quy định của ngành đến cán bộ, chiến sĩ tại một số Công an đơn vị, địa phương, nhất là Công an cấp huyện chưa được thường xuyên, kịp thời. (2) Lực lượng Công an cấp huyện một số địa phương chưa quan tâm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. (3) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông còn hạn chế. (4) Công tác phối hợp khảo sát, phát hiện những điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông chưa thường xuyên. (5) Công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện; việc tạm giữ phương tiện giao thông liên quan đến tai nạn chưa đảm bảo trình tự, thủ tục. (6) Công tác thống kê, theo dõi số liệu tai nạn giao thông không đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ các vụ tai nạn, va chạm giao thông do lực lượng Cảnh sát giao thông thụ lý giải quyết. (7) Quá trình xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều vi phạm, khuyết điểm trong lập biên bản vi phạm hành chính; chưa đảm bảo trình tự, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. (8) Một số đơn vị, cán bộ, chiến sĩ chưa thực sự nghiêm túc, thực hiện không đúng hoặc chưa đầy đủ quy trình tuần tra kiểm soát giao thông như: Dừng xe nhưng không kiểm soát theo quy định; nhiệm vụ của các thành viên ghi chưa đầy đủ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát; cán bộ, chiến sĩ tham gia tuần tra, kiểm soát không thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công; trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ chưa đầy đủ; việc cập nhật nhật ký tuần tra, kiểm soát còn nhầm lẫn, sai sót dẫn đến thông tin phản ánh trong nhật ký và biên bản vi phạm hành chính không trùng khớp…(9) Công tác kiểm tra, tự kiểm tra của Công an các đơn vị, địa phương, đặc biệt là Công an cấp huyện đối với lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông còn nhiều khuyết điểm nhưng không có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân…
Ảnh minh họa, nguồn: Internet
Trước tình hình đó, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông chấp hành đúng quy định trong thực hiện các mặt công tác, đặc biệt là về công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ; giao các đơn vị chức năng chủ động tham mưu và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về nội dung này, điển hình như: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Đề án 1323 ngày 16/11/2004 về tổ chức phòng ngừa sai phạm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát giao thông; Chỉ thị số 02/2006/CT-BCA ngày 26/01/2006 về tiếp tục tiến hành các biện pháp phòng, chống tiêu cực trong lực lượng Cảnh sát giao thông; Chỉ thị số 12/CT-BCA ngày 28/9/2011 về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân; Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông…
Đồng thời, Thanh tra Bộ và Công an các địa phương đã triển khai, thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch thanh tra của Bộ Công an. Năm 2021, Bộ Công an đã thành lập 04 đoàn thanh tra tiến hành thanh tra tại 04 Công an các đơn vị, địa phương; giám đốc Công an 52 địa phương đã thành lập 54 đoàn thanh tra do lực lượng thanh tra trủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành thanh tra đối với phòng PC08, PC08B và Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an cấp huyện. Nhìn chung các cuộc thanh tra cơ bản thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật về thanh tra, đảm bảo tiến độ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra. Nội dung, thời gian, đối tượng thanh tra cơ bản đúng hướng dẫn của Thanh tra Bộ; một số Công an địa phương đã tiến hành thanh tra được nhiều đối tượng hơn so với yêu cầu tối thiểu trong hướng dẫn của Thanh tra Bộ Công an. Nhiều cuộc thanh tra của Công an địa phương có chất lượng, đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc thực hiện một số mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý, quy định của pháp luật, hướng dẫn của các đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông và kiến nghị cấp có thẩm quyền chỉ đạo, xử lý, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời; chỉ rõ những sai phạm và xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định. Qua thanh tra có hơn 400 lượt kiến nghị, yêu cầu xử lý, chấn chỉnh, khắc phục đối với các đơn vị, địa phương được thanh tra và hơn 80 lượt kiến nghị với Bộ Công an hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông. Đặc biệt, trong công tác thanh tra hành chính “một số mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông” và thanh tra đặc biệt phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Thanh tra Bộ đã tham mưu lãnh đạo Bộ Công an ban hành Công văn số 3266/BCA-X05 ngày 16/9/2021 chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường phòng ngừa sai phạm, tiêu cực trong công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát giao thông; triển khai, quán triệt đến lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc để tổ chức thực hiện. Qua tiến hành 02 cuộc thanh tra đặc biệt, đã phát hiện 25 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Dương, Kon Tum vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chánh Thanh tra Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, Kon Tum xem xét xử lý cán bộ có sai phạm theo quy định, đồng thời thông báo kết quả thanh tra đặc biệt đến Cục Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm chung. Kết quả xử lý kỷ luật: Khiển trách 08 trường hợp, cảnh cáo 01 trường hợp, giáng cấp bậc hàm 01 trường hợp, điều chuyển công tác 07 trường hợp, không xét tặng danh hiệu thi đua 12 trường hợp, kiểm điểm phê bình 08 trường hợp cán bộ, chiến sĩ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra một số mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như: (i) Số lượng các cuộc thanh tra (cả thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất) được tổ chức chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực này. (ii) Chất lượng một số cuộc thanh tra còn hạn chế, chưa chỉ ra được những hạn chế, khuyết điểm trong công tác nghiệp vụ cơ bản, giải quyết tai nạn giao thông, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát giao thông. (iii) Một số địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm thủ trưởng, cá nhân đối với những vi phạm, khuyết điểm, hạn chế để kiến nghị, xử lý theo đúng quy định, chưa đạt yêu cầu theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, để nâng cao hiệu quả các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông và chất lượng các cuộc thanh tra liên quan đến hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp trọng tâm sau đây:
Một là, nhóm giải pháp đối với Công an các đơn vị, địa phương
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đối với việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nói chung và thanh tra các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng. Đẩy mạnh các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng; quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, thông tư của Bộ Công an; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc những quy định, quy trình, nhiệm vụ, nghiệp vụ đăng ký xe; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh sát giao thông, thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các văn bản có nội dung chỉ đạo, thông báo, chấn chỉnh, kết luận thanh tra của Bộ Công an ban hành.
- Nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra tình trạng cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông vi phạm kỷ luật, có tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với sai phạm do thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị sai phạm.
- Tăng cường các biện pháp kiểm tra của lãnh đạo, chỉ huy; thanh tra, kiểm tra đột xuất; tiếp nhận, giải quyết kịp thời đơn thư tố cáo về sai phạm; tiêu cực của cán bộ, chiến sĩ; phát huy hiệu quả hoạt động của đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời mọi thông tin phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, chiến sĩ Công an nói chung, lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng; tiến hành thanh tra đặc biệt nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý sai phạm, tiêu cực trong công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
- Kịp thời đề xuất động viên, khen thưởng các trường hợp lập công xuất sắc, các gương người tốt, việc tốt, chấp hành nghiêm túc quy định của ngành; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm minh đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông có sai phạm, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “rõ đến đâu xử lý đến đó”, đồng thời, xem xét, xử lý trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm liên đới của lãnh đạo, chỉ huy và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị theo quy định của Đảng, Chính phủ và Bộ Công an.
Hai là, nhóm giải pháp đối với lực lượng Thanh tra Công an nhân dân
- Thường xuyên tổ chức quán triệt, tự học tập, tự nghiên cứu các văn bản quy định của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an về công tác thanh tra và hoạt động thanh tra, các thông tư, quy định liên quan đến các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các đơn vị thanh tra trong Công an nhân dân cần chủ động lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, có kinh nghiệm thanh tra, cán bộ am hiểu sâu sắc, có kiến thức thực tiễn về các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông để tham gia các đoàn thanh tra. Song song với đó, cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng (Cục C08 Bộ Công an, Phòng PC08, PC08B… Công an tỉnh) khảo sát, nắm tình hình để lựa chọn đối tượng thanh tra phù hợp theo đúng hướng dẫn của Thanh tra Bộ.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các mặt công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông, nhất là đối với lực lượng tuần tra kiểm soát, bộ phận thường xuyên, trực tiếp tiếp xúc với Nhân dân. Kết luận thanh tra phải xác định rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân để có biện pháp, hướng khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Nghiêm túc tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra trong Công an nhân dân có đủ phẩm chất, bản lĩnh, uy tín, năng lực và ngang tầm nhiệm vụ, là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực./.
Trung úy Hàn Anh Tuấn Công an huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Đại úy Trần Thị Ngân Khoa LLCT & KHXHNV, Học viện CSND
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Đổi mới hoạt động, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, ngành Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của Trường Cán bộ Thanh tra sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Khi ứng dụng công nghệ số được nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc, hoạt động bồi dưỡng của nhà trường sẽ có những phát triển chưa từng có trong tiền lệ, thay đổi cả về lượng và về chất.
Th.s Nguyễn Mai Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 14/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh. (TP.HCM), Báo Pháp Luật TPHCM tổ chức hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự - Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ án kinh tế”.
Hữu Anh - Thanh Thủy
(ThanhtraVietNam) - Mô hình tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp phối hợp cùng trực tuyến đã đưa Trường Cán bộ Thanh tra trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, việc áp dụng mô hình dạy học hiện đại trong tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng sẽ khắc phục được những điểm hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ngành thanh tra.
Thạc sĩ Đặng Thuỳ Trâm Phó Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nguyên tắc trong việc kiểm tra, xử lý văn bản được quy định tại Nghị định số 79/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
M. Phương (TH)
(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã ban hành Kế hoạch số 334 triển khai thực hiện Quy định số 131 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
Khanh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang lấy kiến của các cơ quan Trung ương và địa phương về dự thảo Luật Thanh tra (viết tắt là dự thảo Luật) thay thế Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 ngày 14/11/2022. Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật, tác giả xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đỗ Văn Nhân Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
(ThanhtraVietNam) - Dự thảo Luật Thanh tra năm 2025 đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, với nhiều thay đổi quan trọng. Những sửa đổi này tập trung vào việc kiện toàn tổ chức thanh tra, cải tiến quy trình hoạt động và nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Việc ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác này. Chương trình được kỳ vọng là bước đi quan trọng trong việc xây dựng một bộ máy hành chính liêm chính, kiến tạo và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
BS
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều thiếu sót trong thủ tục quy hoạch, đất đai của dự án Công viên cây xanh kết hợp công trình phụ trợ phục vụ giải đua xe Công thức 1, đặc biệt là việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khi chưa đủ thời gian lấy ý kiến cộng đồng dân cư theo quy định.
BS