Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí: Phong trào chuyển biến, lan tỏa bằng nhiều hoạt động thiết thực

Thứ ba, 14/05/2024 09:10
(ThanhtraVietNam) - Với từng cách làm riêng cụ thể và thiết thực, nhiều cơ quan báo chí – Chi hội Nhà báo đã tạo nên phong trào xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí với chuyển biến tích cực.

Tăng cường truyền thông chính sách về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024”

leftcenterrightdel
 Các cơ quan báo chí ký kêt thi đua xây dựng môi trường văn hóa báo chí và văn hóa người làm báo Việt Nam. Ảnh: H.T/dangcongsan.vn

Cách làm riêng tạo nên phong trào chung

Ngày 30/6/2022 Hội Nhà báo Việt Nam phát động phong trào xây dựng môi trường văn hoá cơ quan báo chí. Sau khi phát động đến nay, thực tế nhiều cơ quan báo chí đã hưởng ứng thực hiện phong trào này với những cách làm riêng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tòa soạn.

Tại Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt (Báo NTNN), cùng với việc tiếp tục thực hiện 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp và quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam, để hưởng ứng phong trào "Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí", Chi hội Nhà báo NTNN (nay là Liên Chi hội Nhà báo T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) đã có một Bản nguyên tắc riêng “5 Không, 5 Có” để các hội viên trong Chi hội thực hiện theo và cũng phát động phong trào rộng khắp, không chỉ riêng tại Hà Nội mà tất cả 8 Văn phòng vùng miền đều nghiêm túc thực hiện.

“Việc xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí ở Báo NTNN không chỉ dừng ở việc yêu cầu các hội viên tuân thủ tuyệt đối các quy tắc, đạo đức khi tác nghiệp báo chí, mà còn lan rộng ra thành những phong trào, cuộc thi như “Góc đẹp Nông thôn Ngày nay", do Công đoàn báo phát động để các đoàn viên công đoàn cũng như Hội viên Chi hội Nhà báo tham gia cuộc thi, coi cơ quan như nhà mình, tạo ra các không gian làm việc xanh – sạch – đẹp ngay trong cơ quan để tạo nguồn cảm hứng trong làm việc”. Đại diện LCH Nhà báo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, năm 2023, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường cùng 12 tạp chí đã tham gia ký kết xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, trong đó, những người làm báo ký kết với thư ký chi hội nhà báo, thủ trưởng cơ quan báo chí, để mỗi nhà báo ý thức, tu dưỡng, phát huy giá trị cao đẹp của nghề báo, tiếp tục rèn luyện với phương châm, giữ bút sắc, lòng trong, công tâm, khách quan trong đưa tin, viết bài; đề cao trách nhiệm xã hội, đạo đức, văn hóa của người làm báo.

Thực tế, không chỉ Chi hội báo NTNN hay Liên Chi hội Nhà báo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Chi hội Nhà báo Tạp chí Tài nguyên và Môi trường mà nhiều Liên Chi hội, Chi hội khác cũng có các sáng kiến, hoạt động hiệu quả để hưởng ứng phong trào xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí. Như tại Chi hội Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, đã tuyên truyền để mỗi nhà báo ý thức được tác nghiệp của mình là hoạt động văn hóa, tố chất văn hóa người làm báo thể hiện bằng đạo đức nghề nghiệp, quy tắc sử dụng mạng xã hội, tiêu chí văn hóa người làm báo Việt Nam, tổ chức triển lãm “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh”, xây dựng Kế hoạch phát động xây dựng cơ quan báo chí văn hóa người làm báo văn hóa giai đoạn 2022-2025 vào nội dung hoạt động và quy trình tác nghiệp của cơ quan, đề cao yếu tố văn hóa trong sáng tạo tác phẩm báo chí, gắn với việc đánh giá tác phẩm...

Chi hội Nhà báo Báo điện tử Chính phủ tham mưu cấp ủy, Ban Biên tập ban hành Kế hoạch giai đoạn 2022-2025 với chủ đề “Chuẩn mực chuyên nghiệp - trung thực - văn minh", được sự tham gia tích cực của các đơn vị, cá nhân trong cơ quan cùng chung tay xây dựng cơ quan báo chí văn hóa; hội viên chú trọng tu dư ỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức nghề nghiệp để luôn là những “người làm báo văn hóa”, không sa ngã trước cám dỗ, giữ gìn tư cách, phẩm giá của người làm báo trong quá trình tác nghiệp; cơ quan báo kịp thời sửa đổi, bổ sung nội quy, quy định theo hướng tăng cường chuẩn mực về đạo đức văn hóa cơ quan báo chí và người làm báo trong cơ quan...

Thấm nhuần và lan tỏa mạnh mẽ phong trào trong hoạt động nghề nghiệp

Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, đến nay, có thể khẳng định, phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, sự vào cuộc mạnh mẽ của hầu hết các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo trên cả nước, đáp ứng nhu cầu thiết thực trong đời sống báo chí nói chung và hoạt động tác nghiệp của những người làm báo nói riêng, bước đầu đã tạo được nhiều sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động.

Trong hoạt động nghiệp vụ hàng ngày, ngày càng nhiều các cơ quan báo chí có ý thức rõ ràng hơn về việc sử dụng thông tin, hình ảnh đăng báo với tinh thần tôn trọng quyền con người, quyền riêng tư, không gây tổn thương tỉnh thần, nhân phẩm, danh dự cá nhân và tổ chức, không đăng tải các hình ảnh bạo lực hoặc ảnh hưởng không tốt tới môi trường xã hội; phát huy tích cực tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái với đồng nghiệp gặp hoạn nạn, tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện, viết bài về các hoàn cảnh khó khăn kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng.

Nhiều Liên chi hội phối hợp với Ban Biên tập thực hiện một số tuyến bài, tuyên truyền cho phong trào, trong đó có việc xây dựng môi trường văn hóa số và duy trì thực hiện phong trào thi đua; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hướng tới bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn nền văn hiến Việt Nam, phát huy đại đoàn kết dân tộc, xây dựng môi trường tòa soạn báo nhân văn, xanh sạch đẹp, trân trọng bạn đọc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, đặc biệt, phong trào đã thấm nhuần và lan tỏa mạnh mẽ trong các hoạt động nghề nghiệp, hoạt động công tác Hội. Ngay sau khi phong trào thi đua được phát động, các cấp Hội Nhà báo đã kịp thời cụ thể hóa, triển khai đến người làm báo, hội viên ở các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo. Nội dung phong trào thi đua phù hợp với tình hình thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo từ Trung ương đến địa phương... Các cấp Hội Nhà báo thực hiện ký giao ước thi đua; liên tục phổ biến, quán triệt nội dung, ý nghĩa của Phong trào và Tiêu chí tới người làm báo, hội viên, người lao động; động viên toàn thể cơ quan nhiệt tình hưởng ứng; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Phong trào trong đó chú trọng đưa nội dung Tiêu chí vào nội quy hoạt động và quy trình tác nghiệp của cơ quan, đề cao yếu tố văn hóa trong sáng tạo tác phẩm báo chí, trong đánh giá chất lượng tác phẩm, lồng ghép nội dung của Tiêu chí vào sinh hoạt cơ quan, các hội nghị sơ kết, tổng kết; đưa Tiêu chí vào tiêu chuẩn bình xét thi đua, khen thưởng; tăng cường đưa nội dung văn hóa báo chí vào các buổi sinh hoạt hội, hội nghị, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ... và trong từng sản phẩm báo chí.

“Có thể nói, phong trào đã thực sự đi vào đời sống, hoạt động tác nghiệp của những người làm báo. Hiện tượng những người làm báo có hành vi thiếu văn hóa trong hoạt động tác nghiệp của mình đã được khắc phục, hạn chế. Đặc biệt, hàm lượng văn hóa trong các tác phẩm báo chí đã được nâng lên rõ rệt”, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.

Tràng An
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra