Thứ năm, 19/12/2024 - 07:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Hàng nghìn mét vuông đất, tài sản cùng nhà cửa ở phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) bị dòng sông Đuống "nuốt chửng" chỉ sau một đêm, để lại nỗi bất an và bức xúc trong lòng người dân. Trong khi đó, tình trạng xây dựng trái phép kéo dài trên hành lang an toàn đê điều vẫn chưa được chính quyền địa phương xử lý triệt để, đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm quản lý.
Thiệt hại không chỉ dừng lại ở đất đai
Sáng ngày 29/10/2024, người dân tổ 37, phường Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội) không khỏi bàng hoàng khi chứng kiến hàng nghìn mét vuông đất cùng nhà cửa bất ngờ sạt xuống dòng sông Đuống. Trong tích tắc, tài sản mà nhiều gia đình đã gắn bó suốt hàng chục năm biến mất, để lại một khung cảnh hoang tàn. Từ những vết nứt nhỏ ban đầu, khu vực sạt lở nhanh chóng mở rộng với quy mô ngày càng nghiêm trọng, đe dọa cả những công trình kiên cố gần đó.
Theo ghi nhận tại hiện trường, sự cố sạt lở đã cuốn trôi ít nhất 2 xe tải, 1 xe xúc cùng hàng trăm mét vuông nhà xưởng. May mắn thay, chưa ghi nhận thiệt hại về tính mạng. Tuy nhiên, nỗi lo về những vết nứt mới xuất hiện khiến người dân càng thêm bất an.
Một người dân sống gần khu vực bị sạt lở phản ánh, vào sáng sớm ngày 29/10, sau một tiếng động lớn, mọi thứ bỗng sụt xuống, đất đai, nhà cửa... biến mất trong nháy mắt. Đến sáng hôm sau, tình hình vẫn tiếp tục xấu đi, vết nứt lan rộng, nguy hiểm vô cùng.
Hiện tại, các hộ dân trong khu vực đều sống trong cảnh thấp thỏm, vừa lo bảo vệ tài sản còn lại, vừa nơm nớp nguy cơ sạt lở tái diễn. Điều đáng nói, người dân phản ánh là tình trạng này không phải mới diễn ra mà đã có dấu hiệu từ nhiều năm trước.
Chính quyền khoanh vùng, đặt biển cấm và cấm người ra vào ở các điểm sạt trượt.
Trách nhiệm trôi theo dòng nước
Không chỉ đối mặt với nguy cơ sạt lở, theo người dân, khu vực phố Bắc Cầu thuộc tổ dân phố 35, 36, 37, 38 còn là “điểm nóng” về xây dựng trái phép. Hàng loạt công trình nhà ở kiên cố, nhà xưởng mọc lên sát bờ sông. Những công trình này không chỉ gây ảnh hưởng đến dòng chảy của sông mà còn làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất nghiêm trọng hơn.
Đáng chú ý, dù tình trạng xây dựng trái phép đã được các cơ quan báo chí đã phản ánh, nhưng việc xử lý của chính quyền địa phương vẫn “như muối bỏ biển”. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng các cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, hay họ đang “chờ đợi” điều gì để vào cuộc?
Dù các hộ dân đang oằn mình gánh chịu hậu quả của sạt lở và xây dựng trái phép, chính quyền địa phương lại tỏ ra chậm chạp trong việc phản hồi thông tin. Theo lịch làm việc, ngày 6/11/2024, phóng viên Tạp chí Thanh tra đã đặt lịch làm việc với UBND phường Ngọc Thụy để tìm hiểu tình hình xây dựng nhà trái phép trên hành lang an toàn đê điều. Tuy nhiên, đến ngày 18/12/2024, tức hơn một tháng sau, vẫn không hề nhận được phản hồi từ UBND phường.
Trong phút chốc hàng ngàn m2 đất cùng công trình, tài sản người dân đã bị vùi lấp xuống sông Đuống
Công trình, tài sản người dân bị sạt lở ụp xuống dòng sông Đuống
Sự im lặng khó hiểu này không chỉ gây bức xúc cho người dân mà còn dấy lên nghi ngại về trách nhiệm của chính quyền trong việc quản lý đất đai và xử lý vi phạm. Lẽ nào, sự chậm trễ này cũng như một “dòng nước ngầm”, âm thầm làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chính quyền?
Ngọc Thụy không chỉ là câu chuyện về sự cố thiên tai mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm của chính quyền trong quản lý đất đai, xây dựng và bảo vệ an toàn cho người dân. Khi những dòng sông vẫn tiếp tục “ăn” đất, điều cần làm không phải là chờ đợi, mà là hành động ngay lập tức. Nếu không, sự chậm trễ hôm nay sẽ không chỉ để lại những mảng đất hoang tàn mà còn làm mất đi niềm tin quý giá của người dân, điều không thể nào bù đắp.
Trách nhiệm không thể trôi theo dòng nước, và sự im lặng không bao giờ là lời giải cho bài toán quản lý bền vững. Chỉ khi chính quyền thực sự vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao, mới có thể biến Ngọc Thụy từ một bài học đau xót thành động lực để thay đổi và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Người dân chờ đợi câu trả lời rõ ràng và hành động quyết liệt từ chính quyền địa phương để chấm dứt tình trạng vi phạm và bảo vệ tài sản, tính mạng trước nguy cơ sạt lở. Tạp chí Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trong những bài viết tiếp theo./.
Hồng Dân
Từ khóa:
hà nội sạt lở ngọc thụy long biên bắc cầu ubnd phường ngọc thụy không trả lời báo chí nhà trôi theo dòng nướcÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của các địa phương
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Trong những tháng đầu năm 2025, với sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp và đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực.
PV
(ThanhtraVietNam) - Thời gian tới, trong bối cảnh thời cơ, thách thức đan xen, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng chúng ta cần kiên định với mục tiêu đã đề ra và phát huy sức mạnh của cả thống chinh trị trong triển khai thực hiện.
Hoàng Minh (t/h)
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Võ Tấn Đức tại Hội nghị công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DCCI) tỉnh Đồng Nai năm 2024.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp Quốc hội khóa XV, dự thảo Luật Nhà giáo đã được thảo luận sôi nổi, với nhiều chỉnh lý quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của nhà giáo, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ. Ông Dương Quốc Huy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và ông Y Thông, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng chủ trì và ký biên bản bàn giao.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Dù đã đạt được những kết quả quan trọng, là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế nhưng kinh tế tư nhân vẫn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Chính vì vậy, Bộ Chính trị xác định, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ tích cực triển khai Nghị quyết 66/NQ-CP, tập trung cải cách thủ tục hành chính nội bộ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương đơn giản hóa thủ tục liên quan đến sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu quả.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và tình hình thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2025 làm rõ các thành tựu nổi bật, hạn chế, bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, với trọng tâm là công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tinh gọn tổ chức bộ máy hành chính.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra trong tháo gỡ hơn 2.200 dự án tồn đọng, ứng dụng công nghệ số trong tiếp công dân và nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, lãng phí. Báo cáo năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 cho thấy quyết tâm “không ngừng, không nghỉ” để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Để tiếp tục tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, tại Nghị quyết 68, Bộ Chính trị yêu cầu chấm dứt tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp, kéo dài, không cần thiết; xử lý nghiêm hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp; triển khai thanh tra, kiểm tra trực tuyến, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa…
Hoàng Minh