52 người bị xử lý kỷ luật vì để xảy ra tham nhũng

Thứ ba, 22/04/2025 17:47
(ThanhtraVietNam) - Trên phạm vi cả nước, năm 2024 có 52 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.

Quy chế công khai kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng

Đạt kết quả tích cực trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo

Nỗ lực siết chặt chi tiêu, chống lãng phí mang lại hiệu quả

Kon Tum: Kiểm điểm tập thể, cá nhân thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Đăk Glei

Kon Tum: Ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho thấy, thời gian vừa qua, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được triển khai nghiêm túc.

Trong đó, Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí; trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính; xử lý sau thanh tra, thu hồi tối đa tiền, tài sản về ngân sách nhà nước; triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến; chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo.

leftcenterrightdel
 

Việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2024 cơ bản được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Kết quả, đã có 31.671 người kê khai lần đầu, 470.395 người đã kê khai tài sản, thu nhập hàng năm phục vụ công tác cán bộ.

Đồng thời, việc xử lý các hành vi tham nhũng theo pháp luật hiện hành được tiến hành rất nghiêm khắc và đã cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân người có hành vi vi phạm.

Đáng chú ý, năm 2024 có 52 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình.

Trong thời gian tới, Chính phủ luôn xác định phòng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Theo đó, Chính phủ, các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng với quyết tâm chính trị, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.

Mặt khác, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của Nhân dân; thực hiện đồng bộ các giải pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; tập trung kiểm soát chặt chẽ quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn để phòng, chống tham nhũng./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra