Tây Ninh:

Hoàn thành các chỉ tiêu công tác xây dựng thể chế phòng, chống tham nhũng

Thứ ba, 13/09/2022 08:51
(ThanhtraVietNam) - Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được UBND tỉnh Tây Ninh quan tâm góp phần hoàn thiện cơ chế pháp luật tránh phát sinh tham nhũng.

Trong năm 2021, các cơ quan, địa phương đã hoàn thành 100% chỉ tiêu đặt ra và công khai đầy đủ nội dung những quy định mới trên cơ sở dữ liệu quốc gia về quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, thông qua đa dạng các hình thức như góp ý dự thảo quy phạm pháp luật, công tác báo cáo phòng, chống tham nhũng định kỳ, các hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội, các hội nghị trực tuyến chuyên ngành và các kênh thông tin tiếp nhận, phản hồi khác, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã kiến nghị, đề xuất 99 nội dung kiến nghị những điểm bất cập, khó khăn trong cơ chế, chính sách, pháp luật đề nghị hoàn thiện".

leftcenterrightdel
 Hội nghị lần thứ 13 (khoá XI) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Tỉnh đã triển khai công tác kiểm tra, rà soát, hệ thông hóa văn bản quy phạm pháp luật, đã ban hành kế hoạch và có 30/31 đầu mối báo cáo tổng hợp về công tác này, còn lại 01/31 đầu mối có ban hành kế hoạch nhưng không thực hiện báo cáo. Kết quả, trong năm 2021, toàn tỉnh đã tự kiểm tra thực hiện với 57 văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra 28 văn bản quy phạm pháp luật; qua đó phát hiện 01 văn bản có sai sót về thẩm quyền và đã được xử lý; công tác rà soát, hệ thông hóa văn bản quy phạm pháp luật đã phát hiện 84 văn bản hết hiệu lực toàn bộ, 18 văn bản hết hiệu lực một phần và UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 21/01/2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh hết hiệu lực toàn bộ và một phần.

Trong năm, Tỉnh không ban hành văn bản quy phạm về phòng, chống tham nhũng do không có thẩm quyền ban hành; Luật và các văn bản hướng dẫn của Trung ương không giao nhiệm vụ cho địa phương cụ thể hóa. Do đó, Tỉnh chỉ ban hành các văn bản mang tính chất chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng như kế hoạch phòng, chống tham nhũng, triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kết luận của Tổng Bí thư, các văn bản của BTV Tỉnh ủy...

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Kết quả trong năm 2021, 36/36 đầu mối đã ban hành kế hoạch và báo cáo công tác PBGDPL năm 2021, đã tuyên truyền quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 có 02 kiến nghị; trong báo cáo thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng có 27 kiến nghị. Về các lĩnh vực khác: 70 kiến nghị (24 văn bản). Đối với chế độ báo cáo về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, toàn tỉnh chỉ triển khai  31 đầu mối cơ quan thực hiện theo thẩm quyền (trên tổng số 36 đầu mối thuộc phạm vi đánh giá của Bộ chỉ số PCTN); đỗi với 05 đầu mối còn lại không thuộc trách nhiệm thực hiện công tác này do là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: BQLNN, BQLGT, BQL tỉnh, Đài PTTH, Quỹ ĐTPT.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng đăng tải Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” trên trang thông tin PBGDPL tỉnh Tây Ninh.

Viết tin, bài tuyên truyền, giới thiệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống thông tin ở cơ sở, biên soạn và phát hành tài liệu Hỏi - đáp; lựa chọn và phát động treo băng rôn các khẩu hiệu tuyên truyền; đồng thời, viết, đăng tải các bài nghiên cứu về tham nhũng trên Nội san Tư pháp (phát hành 2.000 quyển) và trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện 02 chương trình “Giới thiệu văn bản pháp luật” tuyên truyền, giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và 04 chuyên mục phát thanh về phòng, chống tham nhũng.

Tổ chức 03 cuộc thi viết tháng tìm hiểu Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ cho toàn thể cán bộ và Nhân dân trên địa bàn, thu hút 4.181 bài dự thi; riêng ngành thanh tra có 28 bài dự thi cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ phát động.

Ngoài ra, tại một số cơ quan, đơn vị như: Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tế quốc Việt Nam, Sở Giáo dục và Đào tạo , UBND huyện Gò Dầu, Tân Châu, Châu Thành và TP. Tây Ninh, Hội Nông dân cũng tổ chức Hội nghị triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ cho đội ngũ báo cáo viên, để phục vụ nhiệm vụ chính trị. tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh.   

Công tác thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng

36/36 đầu mối đã tổ chức triển khai kế hoạch và báo cáo kết quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng lồng ghép trong kế hoạch thi hành pháp luật hằng năm.

Ngoài ra, trên cơ sở chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ tại Công văn số 1576/TTCP-PC ngày 10/9/2021 về việc báo cáo kết quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, UBND tỉnh đã có Công văn số 6100/VP-NC ngày 13/9/2021 chỉ đạo tất cả các cơ quan, địa phương báo cáo gửi về Thanh tra tỉnh. Sau khi tổng hợp, Thanh tra tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Báo cáo số 408/BC-UBND ngày 08/10/2021 trình Thanh tra Chính phủ đúng tiến độ, qua đó đã phản ánh một số bất cập, vướng mắc trong cơ chế, chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống tham nhũng và đề xuất, kiến nghị 27 nội dung với các cơ quan thầm quyền./.

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra