Kiểm soát nội bộ, góp phần phòng, chống tham nhũng ở Ngân hàng Nhà nước

Thứ hai, 18/11/2024 09:43
(ThanhtraVietNam) - Tỷ lệ gần 30% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán cho thấy sự quan tâm đến kiểm soát nội bộ, qua đó, góp phần phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

Không để lãng phí, tham nhũng vốn bổ sung xây cầu Phong Châu

Khó khăn trong thi hành pháp luật phòng, chống tham nhũng tại Bộ Tài chính

Khởi tố vụ án chậm tiến độ, gây lãng phí ở Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng

Những lĩnh vực vào “tầm ngắm” của Thanh tra Chính phủ

Định hướng các lĩnh vực sẽ thanh tra trong năm 2025

Thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024, Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ (gồm: Vụ Pháp chế, Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo khối nội chính, kinh tế tổng hợp) do Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh làm Tổ trưởng đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN).

NHNN cho biết, sau khi Luật PCTN năm 2018 có hiệu lực thi hành, cơ quan này đã xây dựng, ban hành và duy trì thực hiện kế hoạch thực hiện Luật PCTN hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt đến từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. 

Ngành Ngân hàng thực hiện quản lý đối với 1.307 doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước là các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính, tổ chức tài chính vĩ mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Trong 5 năm qua, NHNN phát hiện 8 vụ tham nhũng, trong đó, có 4 vụ tham nhũng trong khu vực nhà nước thuộc phạm vi quản lý và 4 vụ ngoài khu vực nhà nước.

Tại buổi làm việc, đại diện NHNN và các thành viên Tổ công tác đã làm rõ một số nội dung nêu trong báo cáo thi hành pháp luật về PCTN trong ngành Ngân hàng trong 5 năm qua.

Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN; quy định còn chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chưa có văn bản hướng dẫn có thể dẫn đến áp dụng không đúng; quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, những vướng mắc, bất cập và kiến nghị được đại diện NHNN chia sẻ với Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ.

leftcenterrightdel
 Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Lại Hữu Phước đại diện NHNN làm việc với Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thái Minh

Đánh giá về công tác thi hành pháp luật PCTN của NHNN, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Đăng Vinh nhấn mạnh:

Thứ nhất,  thực hiện Luật PCTN và các quy định của pháp luật có liên quan, NHNN đã quan tâm công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhằm tạo được sự đồng bộ trên lĩnh vực quản lý nhà nước và các mặt công tác của mình, với nhiều văn bản được ban hành, sửa đổi, bổ sung.

Thứ hai, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về PCTN gắn với thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao và giám sát, kiểm toán nội bộ đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc NHNN với tỷ lệ gần 30% số cơ quan, đơn vị được thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán hàng năm thể hiện sự quan tâm đến kiểm soát nội bộ của NHNN, qua đó góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.

Thứ ba, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, trong đó, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, NHNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

leftcenterrightdel
 Buổi làm việc với NHNN diễn ra ngày 15/11/2024. Ảnh: Thái Minh

Ghi nhận những khó khăn vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về PCTN, nhất là trong việc kê khai, kiểm soát TSTN của người có chức vụ quyền hạn, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức, Tổ trưởng Tổ công tác Trần Đăng Vinh đề nghị, thời gian tới, NHNN cần tiếp tục quan tâm triển khai các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị trực thuộc và lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của NHNN.

Đồng thời, quan tâm thực hiện công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm soát TSTN... 

Phát huy vai trò của Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để phòng ngừa tham nhũng kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, không để xảy ra vụ việc sai phạm như SCB vừa qua.

Các cuộc kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về PCTN đã được Tổ công tác tiến hành tại các Bộ Tài chính, Văn hóa, thể thao, du lịch, Tài nguyên, môi trường, Công thương. Trong tháng 11 sẽ tiếp tục làm việc tại các Bộ Giao thông vận tải, Y tế và các UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Dương, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Ngô Tân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra