Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam

Thứ tư, 18/01/2023 09:21
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 17/01/2023, tại Hội trường Thanh tra tỉnh Cà Mau, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra phối hợp Thanh tra tỉnh Cà Mau tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam”.

Chủ trì buổi toạ đàm do Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra và ông Cao Việt Bắc, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau. Tới dự buổi toạ đàm có đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy; Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Cục Hải quan tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; các sở, ngành thuộc UBND tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Cà Mau; Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau; Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau; Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị Cà Mau; Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau; Báo Cà Mau, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh.

leftcenterrightdel
 Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra phát biểu khai mạc. (Ảnh: N.Xinh)

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung chia sẻ, thảo luận, trao đổi, đánh giá thực trạng khung chính sách, pháp luật Việt Nam, chính sách, pháp luật do địa phương ban hành có liên quan đến kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực; thực tiễn phát huy vai trò và quan hệ phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương trong kiểm soát quyền lực…

Kiểm soát quyền lực nhằm PCTN là vấn đề quan trọng đối với mọi nhà nước. Ở Việt Nam, kiểm soát quyền lực của các chủ thể nhà nước và xã hội nhằm PCTN thời gian qua còn nhiều hạn chế. Các báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Hiến pháp 2013 của Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước, Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đều nêu ra những bất cập, vướng mắc và yêu cầu làm rõ hơn vị trí, vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các thiết chế này trong cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực. Các báo cáo khẳng định việc phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo các quy định hiện hành là chưa rõ ràng; việc kiểm soát quyền lực còn nhiều khoảng trống, chồng chéo, bất hợp lý. Điều này dẫn tới thực tiễn phổ biến là quyền lực nhà nước bị các “nhóm lợi ích” và cá nhân thâu tóm, lạm dụng nhưng rất khó phòng ngừa, phát hiện, xử lý.

Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là công việc hệ trọng của đất nước, liên quan đến sự tồn vong của chế độ, của Đảng, đến niềm tin của Nhân dân vào các cơ quan công quyền. Báo chí, doanh nghiệp, người dân có vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Xuất phát từ những lý do trên, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành những cải cách toàn diện, mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị và hướng tới xây dựng một Chính phủ minh bạch, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, việc nghiên cứu Đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” là cần thiết nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, đáp ứng toàn diện, kịp thời yêu cầu của công cuộc PCTN ở Việt Nam là cần thiết, cấp bách.

Thực tế hiện nay, đối với doanh nghiệp, người dân, hiện nay vẫn còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp, người dân khi liên hệ với cơ quan nhà nước để giải quyết các công việc được nhanh chóng, thuận lợi thì có hành vi đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ cho cán bộ, công chức. Khi doanh nghiệp, người dân tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực nhưng nhiều vụ việc lại thiếu chứng cứ để chứng minh hành vi vi phạm, cho nên các cơ quan tiếp nhận đơn thư tố cáo rất khó thụ lý để giải quyết. Đôi khi một số ít người dân tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực và có chứng cứ kèm theo nhưng sợ trả thù nên không tiết lộ danh tính của mình. Có ít trường hợp doanh nghiệp, người dân tố cáo đúng về hành vi tham nhũng, tiêu cực nhưng lại gặp rất nhiều phiền toái. Có trường hợp, người tố cáo tham nhũng, tiêu cực bị trả thù như bị nhắn tin đe dọa, khủng bố tinh thần, bị đối tượng “xã hội đen” tấn công…

Bên cạnh đó, người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực ít khi nhận được sự đồng thuận, chia sẻ của người thân và cộng đồng. Có doanh nghiệp, người dân tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức nhưng vẫn có một số ít cơ quan có thẩm quyền xử lý thiếu kiên quyết, có hành vi bao che cho hành vi tham nhũng, tiêu cực. Mặt khác, nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện và xử lý là do doanh nghiệp, người dân tố cáo nhưng ít khi được vinh danh, khen thưởng. Một số doanh nghiệp câu kết giữa các doanh nghiệp với người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước để hình thành các doanh nghiệp “sân sau” nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản của nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân khác.  

leftcenterrightdel

Nguyễn Văn Phụng, Phó Trưởng Ban Nội chính tỉnh phát biểu tham luận. (Ảnh: N.Xinh)

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Quốc Văn, Hiệu trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng và vấn đề quan trọng đối với mọi nhà nước. Ở Việt Nam, kiểm soát quyền lực của các chủ thể nhà nước và xã hội thời gian qua còn nhiều hạn chế. Việc phân công, phối hợp giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo các quy định hiện hành là chưa rõ ràng. Xuất phát từ lý do trên Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành những cải cách toàn diện, mạnh mẽ hướng tới xây dựng một Chính phủ minh bạc, liêm chính, kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân, việc nghiên cứu Đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam” là chân cần thiết. Tọa đàm nhằm  xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng, đáp ứng toàn diện, kịp thời yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

Qua buổi tọa đàm nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật nhằm tăng cường công tác PCTN trên cả hai mặt về phòng ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng, bảo đảm các hành vi tham thũng phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, nhằm làm luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN, đáp ứng toàn diện, kịp thời yêu cầu của công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam./.

Ngọc Xinh
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra