Đồng Nai:

Một số kết quả trong công tác thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Đồng Nai

Thứ năm, 09/01/2025 10:44
(ThanhtraVietNam) – Theo Thanh tra tỉnh Đồng Nai, trong thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Một số tồn tại, hạn chế về cho thuê đất hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện Long Thành

Xử phạt Công ty Cổ phần Lưới thép Bình Tây 455 triệu đồng

Trong năm 2024, về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, tổ chức: Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp thụ lý 43 vụ với 72 bị can. Trong đó, kỳ trước chuyển sang 23 vụ với 43 bị can. Trong kỳ, các cơ quan chức năng đã khởi tố mới 20 vụ với 29 bị can; Kết luận điều tra chuyển VKSND truy tố 18 vụ với 44 bị can; đang điều tra 25 vụ với 28 bị can.

Trong kỳ, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý 14 vụ với 26 bị cáo. Trong đó, án kỳ trước chuyển sang 09 vụ 21 bị cáo; thụ lý mới 05 vụ với 05 bị cáo; đã xét xử 04 vụ đối với 04 bị cáo. Kết quả xử lý tài sản tham nhũng, trong kỳ, đã phát hiện số tiền hơn 7,3 tỷ đồng; đã thu hồi số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn, trong kỳ toàn tỉnh tiếp tục triển khai việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 với số lượng phải chuyển đổi vị trí công tác là 143 trường hợp.

Trong kỳ,  UBND tỉnh chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong việc động viên nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khi đưa tin đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.

leftcenterrightdel
Tổ công tác của Thanh  tra Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai (Ảnh: ĐT)

Theo Thanh tra tỉnh, trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực hơn trên cả nhận thức, hành động và trong phòng ngừa, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Số vụ việc tham nhũng, tiêu cực được phát hiện, xử lý qua hoạt động tự kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực còn kéo dài, hiệu quả phát hiện, điều tra, truy tố và xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa cao.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên, trước hết là do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, chưa ý thức đầy đủ hậu quả của tham nhũng, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước; chưa thực sự coi chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Thanh tra tỉnh cũng cho rằng, còn có những quy định pháp luật chưa hoàn thiện, có những nội dung chưa phù hợp, khó áp dụng; một số cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội còn sơ hở, chưa theo kịp tình hình thực tiễn. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, phương tiện làm việc và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực còn bất cập. Chưa phát huy tốt vai trò giám sát của nhân dân trong phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Thanh tra tỉnh đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng.

Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, đã khởi tố theo đúng quy định của pháp luật; chú trọng phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng mới, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; tạo chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt hơn nữa trong phát hiện, xử lý tham nhũng ở địa phương nhất là cấp cơ sở; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng vòi vĩnh, nhũng nhiễu, "gợi ý", "lót tay", gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Đình Thuyết

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra