Ngăn chặn tham nhũng vặt trong giải quyết thủ tục hành chính

Chủ nhật, 08/09/2024 16:00
(ThanhtraVietNam) - “Tham nhũng vặt” trong giải quyết thủ tục hành chính, tuy xảy ra với số tiền không lớn nhưng nó lại xảy ra hàng ngày, hàng giờ, với mức độ thường xuyên, liên tục. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, dứt điểm, nó cứ âm ỉ tồn tại và để lâu sẽ trở thành lệ khó bỏ.

Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và Giám đốc Sở Tài chính bị khai trừ đảng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang

Thanh tra Chính phủ trả lời cử tri về thu hồi tài sản tham nhũng

Tổ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng Tiền Giang

Thụ lý mới 3.895 việc thi hành án các vụ việc kinh tế, tham nhũng

44 năm tù giam cho 2 cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam

Việc giải quyết thủ tục hành chính phải có “phong bì lót tay”, trước mắt là gây thiệt hại trực tiếp cho người dân mà đúng ra họ phải được chính quyền và cán bộ, công chức nhà nước phục vụ miễn phí sau khi đã nộp các khoản phí, lệ phí, thuế... theo quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn những nơi phải có “tiền bôi trơn” là khoản tiền mà người dân phải đưa để được giải quyết thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, nếu không sẽ bị “ách tắc” thủ tục, gây khó khăn và thời gian giải quyết thủ tục hành chính bị chậm một cách bất thường hoặc bị người giải quyết thủ tục hành chính gây khó khăn.

Một nền hành chính hiệu quả là một nền hành chính phải công khai, minh bạch, thông suốt từ khâu tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả các thủ tục hành chính. Mỗi cán bộ, công chức được phân công giải quyết thủ tục hành chính phải có ý thức trong công tác này; không để xảy ra tình trạng tiếp nhận thủ tục hành chính đầu vào một cách hời hợt, sau đó kiểm tra, xác minh không đủ điều kiện giải quyết thì trả hồ sơ nhưng không hướng dẫn, giải thích cặn kẻ cho người dân. Việc này sẽ gây ra tâm lý hoài nghi của người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính đối với cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức, cho rằng có biểu hiện gây khó khăn, vòi vĩnh và có ý định chung chi để được việc.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa, nguồn internet 

Do đó, khi cán bộ, công chức trực “một cửa” hoặc trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của chính quyền địa phương phải là người có trình độ, chuyên môn đối với lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính; khi hồ sơ không đảm bảo điều kiện thì phải trả ngay, sau đó hướng dẫn, giải thích để người dân hiểu và thực hiện. Khi người dân đã thực hiện đầy đủ thì phải tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định. Nếu thực hiện tốt việc này thì sẽ không có tâm lý hoài nghi và nảy sinh ý định tham nhũng.

“Tham nhũng vặt” thường rất kín kẽ, khó phát hiện, khó tìm ra chứng cứ để xử lý; biểu hiện vòi vĩnh, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức thường biến tướng và tự ngầm hiểu với nhau trong mối quan hệ giải quyết công việc với cá nhân, tổ chức như các đại án tham nhũng xảy ra tại Cục Đăng kiểm vừa qua.

“Tham nhũng vặt” xảy ra chủ yếu là khâu giải tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính. Vì vậy, để ngăn chặn việc này thì cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính; người dân chỉ gặp cán bộ, công chức khi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (kể cả hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết thủ tục hành chính), việc còn lại là của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

Đồng thời, nghiêm cấm cán bộ, công chức tiếp xúc, trao đổi (kể cả điện thoại), hẹn gặp để làm rõ một số nội dung có liên quan hoặc cung cấp thêm hồ sơ, giấy tờ có liên quan; nếu có, thì phải thông qua hệ thống “một cửa” hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính của địa phương. Việc này sẽ giúp giảm nguy cơ phát sinh “tham nhũng vặt” trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính./.

Đỗ Văn Nhân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra