Thanh tra Chính phủ tích cực, chủ động kiểm soát quyền lực phòng, chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật

Thứ năm, 19/09/2024 12:00
(ThanhtraVietNam) - Là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã chủ trì xây dựng nhiều dự thảo luật quan trọng, đồng thời tham mưu Chính phủ ban hành, trực tiếp ban hành nhiều văn bản về ba mặt công tác trụ cột của ngành Thanh tra đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và Nhân dân lên trên hết.

Hà Tĩnh đưa vụ “thổi giá” thiết bị giáo dục ra xét xử

Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra trong tố tụng, thi hành án

Cần Thơ hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ năm

Còn hạn chế trong kê khai tài sản thu nhập ở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên

Công khai bản kê khai tài sản, thu nhập: Giải pháp để tăng cường tính minh bạch và hiệu quả

Những bất thường trong công tác đấu thầu cần được làm rõ

Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực PCTNTC trong xây dựng pháp luật

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ xuyên suốt của toàn bộ hệ thống chính trị; quyết tâm mạnh mẽ “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không ngoại lệ” trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC).

Ngày 27/6/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác xây dựng pháp luật (XDPL).

Quy định nêu rõ, tham nhũng trong công tác XDPL là hành vi của người có thẩm quyền trong công tác XDPL đã lợi dung, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong tác XDPL vì vụ lợi.  

Lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác XDPL là hành vi tham nhũng của người có thẩm quyền trong công tác XDPL cố ý lồng ghép, đưa vào hoặc không đưa vào trong văn bản quy phạm pháp luật các quy định với mục đích phục vụ, đáp ứng hoặc bảo vệ lợi ích riêng của một nhóm người hoặc lợi ích cục bộ của cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp mà lợi ích đó có tính chất không chính đáng, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Nhân dân.

Theo đó, Quy định của Bộ chính trị đã đưa ra các hoạt động để kiểm soát quyền lực trong công tác XDPL, gồm;

- Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong công tác XDPL.

- Hoạt động kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua việc thực hiện các quy trình, thủ tục trong công tác XDPL.

- Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác XDPL.

- Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia XDPL của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác, cơ quan báo chí và Nhân dân.

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác XDPL.

Đồng thời, Quy định cũng nêu rõ các hành vi tham nhũng, các hành vi tiêu cực trong công tác XDPL; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong công tác XDPL; trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức tham mưu, đề xuất trong công tác XDPL…  

Bộ Chính trị yêu cầu Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định; xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân vi phạm.

4 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Thanh tra Chính phủ

Thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/BCSĐ ngày 20/8/2024 để triển khai thực hiện nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ, nâng cao nhận thúc, quyết tâm chính trị, trách nhiệm của đảng viên, công chức, viên chức Thanh tra Chính phủ trong công tác XDPL.

Theo đó, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, Thủ trưởng các cục, vụ đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ lãnh đạo đảng viên, công chức, viên chức triển khai và thực hiện tốt 4 nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể:

leftcenterrightdel
Một cuộc họp của Thanh tra Chính phủ hoàn thiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. (Ảnh: Dương Nguyễn) 

Một là, đại diện lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trực tiếp quán triệt nội dung Quy định số 178-QĐ/TW cho công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ (lồng ghép vào hội nghị tập huấn, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, kỹ năng thanh tra cho công chức, viên chức của Thanh tra Chính phủ).

Hai là, các cục, vụ, đơn vị quán triệt và triển khai thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW, tập trung vào các nội dung có liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, nhất là những đơn vị được giao soạn thảo, góp ý, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản XDPL.

Ba là, Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng thể chế, Kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Thanh tra Chính phủ, đồng thời, tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động thẩm định, góp ý văn bản pháp luật.

Trong đó, kịp thời phát hiện, báo cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm cục bộ trong công tác XDPL. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong công tác XDPL.  

Vụ Pháp chế cũng phải báo cáo kịp thời, đầy đủ, trung thực những nội dung quan trọng, những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất hướng xử lý.

Bốn là, Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trung tâm Thông tin tuyên truyền về nội dung, yêu cầu của Quy định số 178-QĐ/TW bảo đảm kịp thời, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của đảng viên, công chức, viên chức trong công tác XDPL.

Là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước; thực hiện hoạt động về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước, việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy định số 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị thể hiện sự tích cực, chủ động, coi đây là yêu cầu, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, công chức, viên chức thuộc Thanh tra Chính phủ trong việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác XDPL./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra