Chuyển đổi 161 vị trí công tác và xác minh 46 trường hợp về kê khai tài sản, thu nhập
Cụ thể, về công tác tuyên truyền công tác PCTN, trong năm 2022, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN được 1.092 cuộc, cho 35.054 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân tham dự. Hình thức tuyên truyền: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trạm truyền thanh của huyện, xã, thị trấn và loa không dây của ấp, khóm; đăng tải trên Trang thông tin điện tử, qua hệ thống quản lý văn bản, điều hành của tỉnh và tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc hội nghị, tập huấn, họp chi bộ và ngày pháp luật,... Qua tuyên truyền đã góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác PCTN nhằm góp phần ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng trong thời gian tới.
Về công tác chuyển đổi vị trí công tác, trong kỳ, các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng theo Luật PCTN, Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Ngày 24/01/2022, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 397/UBND-TCDNC về việc yêu cầu triển khai thực hiện các quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; chuyển 5 đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Kết quả trong năm 2022, các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chuyển đổi 161 vị trí công tác . Trong năm 2022, Thanh tra tỉnh đã kết thúc xác minhviệc kê khai thu nhập tài sản đối với 46 trường hợp, đến nay đang thực hiện báo cáo kết quả và kết luận xác minh theo quy định.
|
|
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại buổi làm việc với Thanh tra Chính phủ (Ảnh: ĐT) |
Về kết quả công tác thanh tra, kiểm toán và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra, kiểm toán Trong kỳ, qua hoạt động thanh tra phát hiện 03 vụ việc có liên quan đến tham nhũng:
Vụ thứ 1: Thanh tra huyện Mang Thít phát hiện 01 vụ việc xảy ra tại UBND xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, có dấu hiệu của hành vi tham nhũng. Cụ thể: trong quá trình thực hiện các công trình đường đan giao thông nông thôn các năm 2019 và năm 2020, UBND xã Nhơn Phú đã tiến hành nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình sai quy định. Vụ việc đã được chuyển qua Công an huyện Mang Thít tiếp tục điều tra.
Vụ thứ 2: Qua thanh tra việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám, điều trị bệnh năm 2020 và thanh tra việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 đối với Sở Y tế Vĩnh Long và các đơn vị trực thuộc Sở, Thanh tra tỉnh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; vụ việc đã chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Long tiếp tục điều tra làm rõ (Công văn số 35/CV-TT ngày 28/4/2022 của Thanh tra tỉnh về việc chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra).
Vụ thứ 3: Qua thanh tra, Thanh tra Sở Công thương phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Ban Quản lý chợ Vĩnh Long. Hiện vụ việc đang được xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Theo đánh giá của Thanh tra tỉnh, trong năm 2022, công tác PCTN trên địa bàn tỉnh tiếp tục được Lãnh đạo các ngành, các cấp, địa phương quan tâm lãnh đạo thực hiện, có sự chuyển biến tích cực. Việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tích cực triển khai thực hiện. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được tăng cường như: công khai, minh bạch trong các hoạt động; thực hiện quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN... Bên cạnh đó, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của xã hội trong đấu tranh phòng ngừa tham nhũng ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.
Cũng theo Thanh tra tỉnh, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, trong công tác PCTN vẫn còn những hạn chế nhất định như: việc phát hiện tham nhũng chủ yếu qua thanh tra, kiểm tra và tin báo tố giác tội phạm, chưa được phát hiện qua công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ các cơ quan, đơn vị. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN hiệu quả chưa cao, còn một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN, nội dung tuyên truyền chưa thật sự thu hút.
Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
Để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi, tệ nạn tham nhũng trong thời gian tới, Thanh tra tỉnh đã đề ra một số giải pháp cần thực hiện đó là:
Phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và Nhân dân. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng phù hợp với yêu cầu đấu tranh PCTN. Trong năm 2023, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, cụ thể:
Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ theo quy định của Luật PCTN năm 2018 và các văn bản pháp luật có liên quan của Trung ương, của tỉnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2023 phải thật sự chi tiết, đầy đủ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, tuyên truyền thực hiện các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Trung ương, địa phương; các văn bản pháp luật có liên quan đến PCTN (đặc biệt là các văn bản pháp luật: Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thực hiện Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông tư 07/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp 12 luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và PCTN, hướng dẫn số 25- HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Luật Thanh tra năm 2022,...).
Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với nhiều hình thức phù hợp: Công khai trên cổng thông điện tử của đơn vị, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, công khai trên các kênh truyền thông… Ngoài ra, còn phải thực hiện tốt việc công khai trình tự thủ tục, thời hạn, kết quả giải quyết công việc có liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền, đúng luật định. Đồng thời, thực hiện nghiêm công tác kiểm tra nội bộ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của luật PCTN; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm và chấn chỉnh công tác quản lý, thu hồi tài sản của nhà nước bị thất thoát do sai phạm gây ra (nếu có).
Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý giải quyết đơn tố cáo có liên quan đến tham nhũng và chế độ thông tin báo cáo về công tác PCTN đầy đủ, kịp thời, đúng theo quy định. Xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo đúng quy định để tạo niềm tin trong Nhân dân./.