Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng nhận được sự quan tâm về vấn đề giới

Thứ tư, 03/04/2024 10:29
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 10/10 của Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng đã được ban hành - đánh dấu một bước ngoặt trong việc lồng ghép vấn đề về giới vào các sáng kiến chống tham nhũng.

Con đường dài đi ti Ngh quyết UNCAC-CoSP 10/10

Phòng, chống tham nhũng từ góc độ giới không phải chưa từng được Liên hợp quốc công nhận. Vào năm 2021, Phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNGASS) đã kêu gọi các quốc gia thành viên thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ bằng cách lồng ghép vào luật pháp, chính sách, nghiên cứu, dự án và chương trình. Cũng trong năm đó, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC-CoSP) lần thứ 9 khẳng định cam kết của các quốc gia thành viên trong việc hiểu rõ mối liên hệ giữa giới và tham nhũng, đồng thời kêu gọi các quốc gia cân nhắc việc lồng ghép nội dung về giới vào luật pháp sở tại.

Các cơ quan công ước nhân quyền của Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại về tác động của tham nhũng đối với phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Năm 2021, Ủy ban Xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, cùng với Ủy ban về cưỡng bức mất tích, quyền trẻ em, ngăn ngừa tra tấn, người lao động nhập cư và quyền của người khuyết tật, đã thông qua một tuyên bố chung rằng: tham nhũng dưới mọi hình thức ảnh hưởng đến sự công bằng giữa phụ nữ và nam giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và các lĩnh vực công cộng khác; đồng thời, yêu cầu các quốc gia phải chống lại tham nhũng là một phần của việc thực hiện các nghĩa vụ về nhân quyền

Việc đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ và bình đẳng giới là một cuộc đấu tranh lâu dài, với từng bước tiến được công nhận trên toàn thế giới, trong đó vai trò của Liên Hợp Quốc đóng một phần rất quan trọng. Tại Văn kiện thành lập, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, tuyên bố: “Chúng tôi, nhng người dân... tái khng đnh nim tin... vào quyn bình đng gia nam gii và ph n. Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền tái khẳng định cam kết này, cũng như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW 1979) là hiệp ước quốc tế đầu tiên dành riêng cho quyền của phụ nữ.

Những lời kêu gọi và cam kết trong nhiều năm qua đã mang lại những kết quả khác nhau về bình đẳng giới và quyền phụ nữ. Trong khi một số quốc gia và khu vực đã đạt được tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách giới trong các vấn đề như khả năng tiếp cận giáo dục của phụ nữ và sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định thì bức tranh tổng thể vẫn còn khá ảm đạm. Báo cáo khoảng cách giới tính toàn cầu mới nhất năm 2023 khẳng định, chưa có quốc gia nào đạt được sự bình đẳng giới hoàn toàn; với tốc độ hiện tại, sẽ mất 131 năm để đạt được mức ngang bằng hoàn toàn.

Ngày 15/12/2023, tại phiên họp thứ 10 ở Atlanta, Hoa Kỳ, Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC-CoSP) đã thông qua Nghị quyết 10/10: “Giải quyết các tác động xã hội của tham nhũng”. Đây là Nghị quyết đầu tiên tập trung vào mối quan hệ giữa giới và tham nhũng trong vòng 20 năm kể từ khi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua.

leftcenterrightdel
Giám đốc điều hành Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) Ghada Waly tại lễ khai mạc CoSP10. (Nguồn: unodc.org)

Rào cn đi vi ph n trong phòng chng tham nhũng

Để phát huy được tiềm năng của phụ nữ trong việc chống tham nhũng, phụ nữ thuộc các thành phần, sắc tộc và địa vị xã hội khác nhau phải đạt được những cương vị, vai trò có sức ảnh hưởng. Sự đại diện đa dạng như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu tranh chống tham nhũng một cách chủ động hơn thay vì thụ động như cách đã tồn tại từ trước.

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều rào cản, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ít có xu hướng tố cáo vì sợ bị trả thù. Khảo sát của Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2021 nhấn mạnh mối lo ngại này, với hơn một nửa phụ nữ châu Âu bày tỏ sự lo sợ bị trả thù sau khi tố cáo tham nhũng.

Trong hơn một thập kỷ, những “tiếng nói hàng đầu” trong các phong trào bảo vệ quyền phụ nữ và chống tham nhũng như Hiệp hội Thẩm phán nữ quốc tế đã kêu gọi vấn đề tham nhũng tình dục, thường được gọi là tống tiền tình dục, phải được xử lý rõ ràng trong luật pháp tại các quốc gia và quốc tế. Vì vậy, việc đưa vào các quy định về tham nhũng tình dục là rất quan trọng. Nghị quyết 10/10 quy định rằng việc đòi hỏi tình dục hoặc các hành vi có tính chất tình dục trong bối cảnh lạm dụng quyền lực có thể được coi là một hình thức tham nhũng cụ thể, chủ yếu xảy ra đối với phụ nữ và trẻ em gái, và lo ngại về tác động tiêu cực nghiêm trọng của những tình huống đó đối với họ…

Một công cụ quốc tế nhằm giải quyết các khía cạnh giới của tham nhũng có thể đã quá hạn từ lâu, nhưng xét ở một khía cạnh nào đó, có thể khẳng định rằng công cụ này ra đời đúng thời điểm. Giờ đây chúng ta không chỉ có sự hiểu biết ngày càng tăng về bản chất giới và tác động của tham nhũng mà còn có một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định có thể làm giảm tham nhũng”, bà Monica Kirya là luật sư, cố vấn chính tại Trung tâm nguồn lực Chống tham nhũng U4 khẳng định./.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra