Brazil:

Giải quyết vấn nạn tham nhũng trong lực lượng cảnh sát để đối phó với vấn đề khai thác gỗ và mỏ trái phép

Thứ tư, 05/06/2024 11:29
Tham nhũng ở Brazil tạo điều kiện cho các hoạt động khai thác gỗ và khai thác khoáng sản trái phép trên khắp rừng nhiệt đới Amazon. Hành vi tham nhũng ở đây không chỉ giới hạn trong các âm mưu gian lận, tham ô và rửa tiền như thường thấy trên các phương tiện truyền thông chính thống.

Các sĩ quan cảnh sát đã thực hiện các hình thức tham nhũng càng ngày càng tinh vi hơn, điều đó đã góp phần đẩy nhanh quá trình tàn phá Amazon. Họ hợp tác với những người khai thác gỗ hoặc thợ mỏ bất hợp pháp để nhận tiền hối lộ, tống tiền các doanh nghiệp địa phương, ngăn chặn sự phản kháng của những người bảo vệ môi trường và ép buộc hoặc lôi kéo công dân tham gia thực hiện các công việc bất hợp pháp.

Các hoạt động của họ cũng có thể lan rộng đến các cấp cao hơn, với hệ thống tình báo quốc gia được cho là được sử dụng để thao túng chính trị, đàm phán quyền miễn trừ; đưa ra quyết định về cách tốt nhất để rửa tiền và điều hành hàng hóa và vốn bất hợp pháp (các hoạt động tương tự cũng đã được ghi nhận trong lực lượng cảnh sát ở các khu vực khác của Brazil).

leftcenterrightdel
Ảnh: Tarcisio Schnaider/Shutterstock.com

Môi giới và tham nhũng trong cảnh sát

Một dự án nghiên cứu mới đang được thực hiện, điều tra vai trò ít được nghiên cứu của lực lượng cảnh sát tham nhũng trong việc tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài nguyên ở các khu vực biên giới rừng sâu. Có hai hướng suy nghĩ đã truyền cảm hứng cho dự án này. Thứ nhất, mặc dù các nhà hành động chống tham nhũng nhận ra tầm quan trọng công việc của họ trong khu vực Amazon như một phương tiện để đối phó với khủng hoảng khí hậu, nhưng đến nay, phần lớn trọng tâm vẫn là các khía cạnh hành chính và chính trị của tham nhũng trong các thể chế liên bang. Trong khi các nghiên cứu quan trọng về sự minh bạch của cảnh sát đang trở thành một phần của cuộc tranh luận, vẫn còn nhiều khả năng để hiểu về vai trò của tham nhũng cấp địa phương trong việc hỗ trợ nạn phá rừng và trang bị cho các nhà hành động chống tham nhũng với bằng chứng và ý tưởng để đối phó với phần này của hệ sinh thái tham nhũng.

Thứ hai là tài liệu về tham nhũng của cảnh sát có xu hướng ưu tiên các giải thích hợp lý về tội phạm, điều này có thể hạn chế việc thiết kế can thiệp chính sách. Một chương trình nghiên cứu về vai trò môi giới của cảnh sát và quân đội tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp và tham nhũng ở các khu vực biên giới mở ra những hướng suy nghĩ mới. Nó cho thấy cách các tác nhân này được gắn kết bên trong – và làm trung gian giữa: các áp lực, nhu cầu và lợi ích của các quốc gia, thị trường và cộng đồng. Ngoài những lợi ích hợp lý, nghiên cứu về lực lượng cảnh sát ở Rio de Janeiro, lực lượng bán quân sự ở Colombia và lực lượng dân quân quân đội ở Myanmar cho thấy các hoạt động tham nhũng cũng có thể được thúc đẩy bởi các yêu sách về chủ quyền, lãnh thổ, sự sống còn của cộng đồng và khao khát tự quyết định về quyền lợi của họ trong tương lai và quá trình phát triển.

Nghiên cứu này cho thấy rằng việc quản lý chính thức các khu vực biên giới xa xôi của các chủ thể pháp lý thường bị suy yếu do thiếu hụt ngân sách nhà nước. Điều này có thể dẫn đến sự phân tán và lai tạp của các thể chế. Cảnh sát, dù có vai trò chính thức và hợp pháp là cơ quan công quyền; vẫn thường dựa vào các hoạt động bất hợp pháp, tham nhũng để dùng cho các hoạt động riêng của họ và thực hiện vai trò quản lý địa phương. Động cơ tội phạm hợp lý có thể chỉ là một phần của câu chuyện, nhưng một bức tranh đầy đủ thường phức tạp hơn nhiều.

Điều chỉnh tư duy chống tham nhũng để phù hợp với vùng biên giới

Suy nghĩ này bổ sung cho nghiên cứu hiện tại về chống tham nhũng của Viện Quản trị Basel, nhấn mạnh các đặc điểm tham nhũng có tính mạng lưới trong khu vực phi chính thức. Nó cũng liên kết với công việc của U4 với PUCP Lima về các thỏa thuận quyền lực không chính thức liên quan đến khai thác gỗ bất hợp pháp, cũng như sự phức tạp phát sinh từ sự cạnh tranh lợi ích và chính trị ở các vùng biên giới rừng. Hơn nữa, nó bổ sung cho các chiến lược chống tham nhũng xuất phát từ Hiệp hội Bằng chứng Chống Tham nhũng, cho thấy rằng các biện pháp chống tham nhũng thông thường chỉ dựa trên tính minh bạch và trách nhiệm giải trình thường không đầy đủ. Điều này là do các tác nhân địa phương có thể thiếu quyền lực, năng lực và lợi ích cần thiết để buộc những người tham nhũng phải chịu trách nhiệm – đặc biệt trong các bối cảnh mà nền kinh tế chính trị địa phương dựa vào lợi nhuận từ tham nhũng như một trong số ít chiến lược sinh kế khả thi cho người dân.

Bằng cách kết hợp các ý tưởng về môi giới và chống tham nhũng, chúng ta có thể làm sáng tỏ mối liên hệ giữa điều kiện sống bấp bênh hàng ngày và tình trạng tham nhũng ở vùng biên giới xa xôi của Amazon. Nghiên cứu cũng có thể chỉ ra rằng các biện pháp chống tham nhũng thông thường – chẳng hạn như tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm giải trình do công dân lãnh đạo và việc dỡ bỏ hoặc xóa bỏ mạng lưới tham nhũng – có thể gây ra những tác động bất ổn đến cơ cấu kinh tế địa phương. Những biện pháp này có thể dẫn đến xung đột xã hội, vô tình chuyển tham nhũng sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế, hoặc thậm chí khuyến khích nạn phá rừng khi các cá nhân tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế. Thay vì giảm bớt tình trạng tham nhũng, các biện pháp chống tham nhũng thông thường được áp dụng ở các khu vực biên giới có thể kiến nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Việc tập trung quá mức vào thực thi và trừng phạt trong nỗ lực giảm tham nhũng và nạn phá rừng có thể gây phản tác dụng. Ví dụ, các đơn vị an ninh bên ngoài được triển khai đến một khu vực để trấn áp tham nhũng có thể bị hòa nhập vào các mạng lưới địa phương và bị yêu cầu chia sẻ lợi nhuận từ tham nhũng. Việc phát hiện và trừng phạt cũng có thể mang tính chính trị, nhắm vào nhóm này hơn nhóm khác, dẫn đến việc củng cố và tăng cường quyền lực trong tay một số đồng minh có lợi. Điều này vô tình tạo điều kiện cho tham nhũng lan rộng sang các bộ phận khác nhau của hệ thống nhà nước.

Thiết kế chính sách và cuộc sống biên cương

Có ít nhất ba lĩnh vực cần nghiên cứu để cải thiện chính sách:

1. Do những khó khăn trong việc tiếp cận bằng chứng về nạn tham nhũng của cảnh sát, các nhà hoạch định chính sách nên tham gia vào quá trình thiết kế can thiệp mang tính hợp tác. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ, động lực quyền lực và các yếu tố bối cảnh thúc đẩy tham nhũng, từ đó đưa ra các chính sách mục tiêu và thiết kế các can thiệp hiệu quả. Những hiểu biết sâu sắc này có thể cho thấy các cơ cấu quản trị biên giới đã phụ thuộc ít nhất một phần vào các hoạt động bất hợp pháp như thế nào. Các nhà hoạch định chính sách có thể thiết kế các chính sách tận dụng vai trò môi giới có ảnh hưởng của cảnh sát tham nhũng (nếu có cách nào đó để hạn chế sự lạm dụng quyền lực của họ). Điều này có thể đồng thời giải quyết các vấn đề ngắn hạn và về lâu dài, hướng dẫn các nền kinh tế địa phương hướng tới tính hợp pháp, từ đó cải thiện quản trị nhà nước và tăng cường pháp quyền.

2. Do sự phức tạp của việc điều phối các chính sách liên quan đến nhiều bang và nhiều cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách chống tham nhũng nên ưu tiên tăng cường các cơ chế quản trị đa cấp. Điều này sẽ giúp khắc phục sự phức tạp trong việc phối hợp chính sách giữa bảy bang trải dài khắp Amazon của Brazil. Văn phòng Điều hành của chính phủ liên bang là nơi tốt nhất để điều phối các nền tảng hoặc cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phối hợp giữa các tổ chức liên bang và tiểu bang chịu trách nhiệm thực thi pháp luật và các nỗ lực chống tham nhũng. Đồng thời, việc lựa chọn và kiểm tra những người tham gia phù hợp cùng việc nuôi dưỡng văn hóa tin cậy là cần thiết cho các lực lượng đặc nhiệm chung hoặc hệ thống chia sẻ thông tin, nhằm cải thiện hoạt động giao tiếp và chia sẻ thông tin tình báo.

3. Các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo rằng các chương trình chống tham nhũng phối hợp với các chiến lược phát triển để hỗ trợ sinh kế thay thế cho các cá nhân tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. Điều này có thể liên quan đến việc hỗ trợ đa dạng hóa kinh tế bền vững, các chương trình đào tạo và giáo dục cho cộng đồng, hoặc tạo điều kiện tiếp cận thị trường và tài chính cho các doanh nghiệp hợp pháp và thân thiện với môi trường. Bằng cách đưa ra các giải pháp thay thế khả thi, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp giảm động cơ tham gia vào các hành vi tham nhũng và góp phần chuyển đổi lâu dài sang tính hợp pháp. Chỉ minh bạch và trách nhiệm giải trình có thể không đủ, nhưng kết hợp với các phương pháp tiếp cận phát triển hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách nên tiếp tục thúc đẩy chúng như một phần không thể thiếu trong chiến lược.

Nguồn: https://www.u4.no/blog/tackling-police-corruption-in-the-brazilian-amazon-is-a-path-to-addressing-illegal-logging-and-mining

Thảo Phạm

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra