Thứ tư, 21/03/2018 - 21:18 (GMT+7)
Tranh luận một lần nữa lại nổ ra ở Libya về số phận tử thi cố lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Cựu Đại sứ Libya tại Saudi Arabia, Mohammed Saeed Al-Qashat nói với hãng tin Sputnik rằng không biết ngôi mộ của Gaddafi hiện đang ở đâu.
Cố Tổng thống Libya Muammar Gaddafi. Ảnh: Reuters
Thi thể cố lãnh đạo Libya được trao trả cho lữ đoàn Misrata sau cái chết của ông năm 2011 và được giữ trong nhà lạnh một tuần. Sau đó thi thể được làm sạch và Lễ Cầu nguyện được thực hiện. Nhưng từ đó, không ai biết về số phận thi thể Gaddafi nữa.
Mặc dù người thân và lãnh đạo các bộ lạc Libya yêu cầu nhưng lữ đoàn Misrata không tiết lộ địa điểm chôn cất và không phía nào của Libya có được thông tin này - ông Al-Qashat nói.
Sau khi Gaddafi bị sát hại, giới chức Libya lên kế hoạch chôn cất ông ở một địa điểm không được tiết lộ. Bộ lạc Gaddafa của ông yêu cầu Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia - lúc đó điều hành đất nước - bàn giao thi thể. Các ngôi mộ của gia đình Gaddafi ở thành phố Sirte từng bị phá hoại trong quá khứ.
Một người cao tuổi của bộ lạc Gaddafa bày tỏ sự giận dữ của gia đình khi câu chuyện về số phận thi thể của ông Gaddafi một lần nữa lại bị xới lên. Người này cho biết, người thân của Gaddafi đã yêu cầu lãnh đạo Hội đồng Chuyển tiếp quốc gia lúc đó là Mustafa Abduljalil trao trả thi thể, nhưng không được đáp ứng.
Thông tin về số phận thi thể Gaddafi xuất hiện trong bối cảnh cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị tạm giữ và hôm nay 21.3 đang bị thẩm vấn ngày thứ hai vì nghi án Ban Vận động tranh cử Tổng thống năm 2007 của ông Sarkozy nhận tiền từ Chính phủ Gaddafi.
Theo Song Minh
Laodong.vn
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng cơ quan thường trực thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Được coi là lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất trước tham nhũng, hệ thống mua sắm công của Romania đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, những chiến lược cải cách mạnh mẽ, hướng tới chuyên nghiệp hóa và minh bạch hóa đang là chìa khóa giúp quốc gia này từng bước nâng cao hiệu quả chi tiêu công.
Dương Nguyễn (Theo OECD)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng không chỉ gây thất thoát nguồn lực mà còn làm suy yếu cơ hội phát triển của phụ nữ. Lồng ghép giới vào chương trình phát triển là cần thiết để đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, tác động tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế và xã hội. Để đối phó hiệu quả với vấn nạn này, việc nghiên cứu chuyên sâu về tham nhũng là vô cùng cần thiết.
Dương Nguyễn (Theo World Bank Group)
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH