Thực trạng tham nhũng tại Nam Sudan

Thứ ba, 11/06/2024 09:59
(ThanhtraVietNam) - Hiện nay, tham nhũng vẫn là một vấn đề phổ biến, tồn tại trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị và kinh tế ở Nam Sudan.

Sau khi giành độc lập, nền kinh tế Nam Sudan phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ phát triển quốc tế và doanh thu từ dầu mỏ. Tuy nhiên, sự phát triển này lại không đi đôi với các biện pháp bảo vệ liêm chính và hệ thống giám sát hiệu quả, dẫn đến việc tham nhũng nhanh chóng bén rễ.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa (Ảnh: UNDP Nam Sudan)

Tham nhũng ln tại Nam Sudan

Ủy ban Nhân quyền ở Nam Sudan, do Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc thành lập, đã chỉ ra “sự tham nhũng lớn cố hữu và có hệ thống” tại quốc gia này. Trong đó, vụ “Cash Grab” được xem là một minh chứng điển hình. Từ năm 2012 đến năm 2015, Chính phủ Nam Sudan đã nhận được khoản tín dụng trị giá gần 1 tỷ USD từ Ngân hàng Quốc gia Qatar và Ngân hàng CfC Stanbic ở Kenya.

Khoản tín dụng này được sử dụng để phát hành thư tín dụng hỗ trợ nhập khẩu thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men. Tuy nhiên, trong khuôn khổ kế hoạch Cash Grab, số tiền này đã được chuyển vào các hợp đồng trị giá hàng triệu đô la cho các công ty “vỏ bọc” do nước ngoài điều hành, khiến gần 1 tỷ USD rời khỏi đất nước một cách bất hợp pháp, trong khi các nhu yếu phẩm không được cung cấp và đất nước phải gánh khoản nợ khổng lồ.

Ủy ban Nhân quyền Nam Sudan coi đây là “minh họa điển hình cho tham nhũng lớn với quy mô bao trùm đến tất cả các cấp và lĩnh vực hành chính”.

Các vụ bê bối khác phải kể đến bao gồm vụ án “Dura Saga” và vụ biển thủ công quỹ được báo cáo bởi Dự án báo cáo tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP). Trong vụ Dura Saga, các quan chức cấp cao bị cáo buộc biển thủ hàng triệu đô la Mỹ dành cho kho dự trữ lúa miến chiến lược. Dù quỹ công được giải ngân, rất ít cửa hàng ngũ cốc được xây dựng và ngũ cốc không được sản xuất. Các điều tra cho thấy 290 công ty, nhiều công ty chưa đăng ký, đã được trả tiền mà không ký hợp đồng với chính phủ, và 151 công ty đã nhận được khoản tiền quá mức để chiếm đoạt quỹ công.

Khuôn kh pháp lý v chng tham nhũng

Năm 2015, Nam Sudan đã tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) và cũng đã ký Công ước của Liên minh Châu Phi về Phòng chống Tham nhũng nhưng vẫn chưa phê chuẩn công ước. Nam Sudan có tư cách quan sát viên trong Nhóm AML ở Đông và Nam Phi, nhưng cũng phải chịu sự giám sát nâng cao của FATF để chống rửa tiền và chống lại rủi ro tài trợ cho khủng bố.

Luật chính về chống tham nhũng là Đạo luật Ủy ban Chống tham nhũng năm 2009. Đạo luật này quy định Ủy ban có quyền điều tra mọi cáo buộc và hoạt động, bao gồm việc khám xét tài khoản ngân hàng và các tài sản khác của vợ/chồng, con cái và các thành viên gia đình liên quan để xác định xem có hành vi tham nhũng hay không. Tuy nhiên, nếu kết quả điều tra cho thấy cần truy tố, vụ việc phải được chuyển đến Bộ Pháp lý và Phát triển Hiến pháp, vì Ủy ban không có quyền bắt giữ.

Về mặt pháp lý, Ủy ban có nhiệm vụ yêu cầu các quan chức cung cấp bản kê khai tài sản và bảo vệ người tố giác và nhân chứng, nhưng đạo luật không quy định cơ chế thực hiện cụ thể. Đạo luật cũng yêu cầu các quan chức phải báo cáo hành vi tham nhũng cho Ủy ban.

Hai luật quan trọng khác cùng với Đạo luật Ủy ban Chống tham nhũng thiết lập khuôn khổ pháp lý cơ bản cho sự liêm chính và nền quản trị là Đạo luật Trách nhiệm giải trình và quản lý tài chính công năm 2011 và Đạo luật Kiểm toán Nam Sudan năm 2011. Mặc dù hai đạo luật này đã được sửa đổi trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Một đạo luật quan trọng khác là Luật Chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML-CTFA) năm 2012. Luật Chống rửa tiền và Chống tài trợ khủng bố (AML-CTFA) năm 2012 tạo cơ sở để dẫn đến việc thành lập Đơn vị Tình báo Tài chính (FIU) thuộc Bộ Tài chính và Kế hoạch kinh tế. FIU có nhiệm vụ tiếp nhận, phân tích và phổ biến các báo cáo giao dịch đáng ngờ và các thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, cũng như hợp tác với các FIU nước ngoài.

Ở Nam Sudan, hai cơ quan chính có nhiệm vụ kiềm chế tham nhũng là Cơ quan Kiểm toán quốc gia và Ủy ban Chống Tham nhũng. Cơ quan Kiểm toán quốc gia có nhiệm vụ kiểm toán và giám sát các tổ chức chính phủ, cơ quan, ủy ban, cơ quan lập pháp, ngân hàng, các trường đại học ở cấp chính phủ quốc gia, tiểu bang và cấp quận...

Theo Ủy ban Nhân quyền ở Nam Sudan, Cơ quan Kiểm toán Quốc gia thiếu sự độc lập, kinh phí và khả năng tiếp cận cần thiết để thực hiện các chức năng của mình. Luật Đảm bảo tính độc lập của Cơ quan Kiểm toán Quốc gia đã được soạn thảo và các nguồn lực đang được cung cấp để giúp Cơ quan này thực hiện hiệu quả các chức năng của mình mà không bị can thiệp chính trị.

Dương Nguyễn (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra