Thứ năm, 16/09/2010 - 09:00 (GMT+7)
Trung Quốc khởi động cải cách đã 30 năm qua, từ dễ tới khó, từ kinh tế tới chính trị. Nhưng cải cách chính trị chỉ mới có những bước thăm dò. Theo website Bầu cử Trung Quốc (Chinaelections.org) ngày 10.9, công cuộc cải cách chính trị ở nước này được đánh giá là còn hạn chế tuy cũng có những điểm sáng. Website này nhận định để đẩy mạnh cải cách, không có cách nào khác ngoài việc "ra tay" toàn diện trong nhiều lĩnh vực như cải cách thể chế, cải cách chế độ, dân chủ trong Đảng, kìm hãm hủ bại...
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và sẽ có những thay đổi quan trọng - Ảnh: Reuters
Bầu bí thư trực tiếp, công khai
Một trong những điểm sáng lớn nhất của tiến trình cải cách chính trị của Trung Quốc chính là gia tăng tiến trình dân chủ hóa trong Đảng Cộng sản, bao gồm 2 nội dung: chọn cán bộ lãnh đạo và mở rộng ngôn luận trong Đảng. Tại kỳ họp toàn thể lần thứ 4 khóa 17 của Ủy ban T.Ư Đảng, nội dung thảo luận trọng tâm là cải cách chế độ bầu cử trong Đảng, nghiên cứu mô hình phát triển dân chủ đậm màu sắc Trung Quốc. Sau kỳ họp này, T.Ư Đảng CSTQ đã lặng lẽ áp dụng hình thức "công khai ứng cử và trực tiếp chọn", trước mắt đã triển khai thí điểm tại các huyện thị. Chẳng hạn như cách đây không lâu, tỉnh Tứ Xuyên đã thông qua phương thức cạnh tranh bầu cử để chọn Bí thư Đảng ủy huyện. Tương tự, thành phố Nam Kinh cũng bầu chọn được Bí thư và Phó bí thư Đảng ủy cho một số cơ quan. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSTQ áp dụng hình thức bầu cử này. "Công khai ứng cử và trực tiếp chọn" chính là thông qua những phương thức tự giới thiệu, đề cử, giới thiệu... để đưa ra những ứng viên, rồi lại căn cứ vào số phiếu bầu tín nhiệm của quần chúng ngoài Đảng và phiếu bầu chọn của đảng viên để đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy cách thức này không hoàn toàn giống với phương thức bầu quan chức dân cử ở các nước phương Tây, nhưng dù sao cũng khác với mô hình truyền thống là cấp trên trực tiếp giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Một cơ chế cạnh tranh trong việc bầu chọn cán bộ đã bắt đầu được hình thành.
Mở rộng ngôn luận trong Đảng
Việc mở rộng ngôn luận trong Đảng cũng đồng thời được T.Ư Đảng CSTQ nhắc tới lịch trình thực hiện. Ngay trong kỳ họp toàn thể lần thứ 4 khóa 16, phần "Quyết định" đã ghi rõ: "Tạo môi trường thảo luận bình đẳng nhiều luồng ý kiến, khích lệ và bảo vệ các đảng viên nói thẳng, nói thật". Điều này rõ ràng khác biệt rất lớn so với cách thức và cách dùng ngôn từ thông thường vẫn áp dụng trước đây là "cho phép đảng viên phát biểu những ý kiến khác nhau".
Trong làn sóng mở rộng ngôn luận trong Đảng đã xuất hiện bầu không khí trước đây chưa từng có, mức độ mở rộng ngôn luận cũng thoáng hơn, khiến giới quan sát bên ngoài phải kinh ngạc. Trong đó có không ít những bài phát biểu có tính chất tiêu biểu như "Dân chủ là thứ tốt" của ông Dục Khả Bình - Cục phó Cục Biên soạn và dịch thuật Trung ương; "Những sai lầm trong tư tưởng dân chủ của Mao Trạch Đông" của Quách Đức Hồng - Chủ nhiệm Bộ môn nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc trường Đảng Trung ương; "Hy vọng Đảng Cộng sản hình thành 2 phái, hy vọng quân đội quốc gia hóa" của ông Hạ Vệ Phương - Giáo sư khoa Luật thuộc Đại học Bắc Kinh; "Giải phóng những suy nghĩ mà Đảng cấm" của học giả Tứ Ninh.
Thậm chí đã xuất hiện một tiêu chí dân chủ khác trong Đảng là "trong Đảng có nhiều phái" - điều từng bị coi là cấm kỵ trước đây. Chính cố Chủ tịch Mao Trạch Đông từng nêu: "Trong Đảng không có phe phái là chuyện kỳ quái". Trên thực tế, điều này đã khẳng định rằng sự tồn tại nhiều phái trong Đảng là chuyện khách quan. Nay ngôn luận trong Đảng tiếp tục được giải phóng, việc xuất hiện những trường phái tư tưởng khác nhau hoàn toàn là điều bình thường, là có lợi chứ không hề có hại cho việc "xây dựng Đảng". Thực tế hiện nay trong Đảng CSTQ có 2 trường phái tư tưởng khác nhau là "phái tả" và "phái tả mới".
Theo các chuyên gia, thử thách lớn nhất của việc dân chủ hóa trong Đảng CSTQ thực ra đến từ thể chế lãnh đạo trung ương. Với tình hình trước mắt thì trụ cột của thể chế lãnh đạo trung ương gồm: cơ chế trao quyền và cơ chế báo cáo. Tai hại của cơ chế trao quyền này là quyền lực đến từ cấp trên (tức cơ chế mệnh lệnh) và quyền lực không có tính ổn định, độ giám sát, thừa nhận của quần chúng không cao. Cơ chế báo cáo cũng xuất hiện những sai sót, cấp dưới luôn gắng làm vừa ý cấp trên và trong quá trình báo cáo khó có thể tránh khỏi sai lệch thông tin. Tuy nhiên những đổi mới quan trọng trong quá trình "xây dựng Đảng" ở Trung Quốc đã thực sự hứa hẹn thêm nhiều cải tiến mới, góp phần quan trọng trong việc cải cách chính trị.
Theo TNO
letiendat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Trong không khí hữu nghị và hợp tác, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai quốc gia.
TH
(ThanhtraVietNam) - Theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, các đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đang được gấp rút hoàn thiện để trình Trung ương trước ngày 1/4/2025. Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết trước 30/6 và việc triển khai thực tế sẽ hoàn tất trong tháng 8.
Lan Anh
(ThanhtraVietNam) - Quá trình tái thiết Ukraine sau chiến tranh cho thấy rằng việc đáp ứng các điều kiện viện trợ có thể thúc đẩy cải cách quan trọng và mở đường cho nước này gia nhập EU.
Thảo Phạm (Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ dừng lại ở các biện pháp hành chính, Ghana đang đặt nền móng cho một nền văn hóa liêm chính và trách nhiệm giải trình bền vững. Việc thành lập Ủy ban Phòng chống tham nhũng và triển khai kế hoạch giám sát chặt chẽ là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ của quốc gia này trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc thành công, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương. Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cùng hàng loạt thỏa thuận hợp tác cho thấy cam kết mạnh mẽ của hai nước trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện, bền vững.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Singapore, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hai nước. Việt Nam và Singapore đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, mở ra không gian hợp tác sâu rộng hơn.
Dương Nguyễn (TH)
(ThanhtraVietNam) - Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, khẳng định vai trò của Việt Nam và vạch ra những định hướng chiến lược cho tổ chức khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Việt Nam và Indonesia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ song phương. Việt Nam trở thành Đối tác Chiến lược toàn diện đầu tiên của Indonesia trong ASEAN, khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực.
TH
(ThanhtraVietNam) - Chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Jakarta, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Indonesia và thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN theo lời mời của Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto và Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.
TH
(ThanhtraVietNam) - Không chỉ tập trung vào việc điều tra và truy tố tham nhũng, Haiti còn đặt trọng tâm vào giáo dục, trang bị cho thế hệ trẻ những giá trị đạo đức và trách nhiệm giải trình. Các câu lạc bộ liêm chính tại trường học đang dần hình thành, góp phần thay đổi nhận thức và tạo nền tảng cho một xã hội minh bạch hơn.
Dương Nguyễn (Theo UNODC)
(ThanhtraVietNam) - Báo cáo gần đây từ GRECO ghi nhận những cải cách đáng kể của Ukraine trong việc tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, một số khuyến nghị vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, đòi hỏi nỗ lực bền bỉ để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại.
Dương Nguyễn (Theo JURISTnews)
(ThanhtraVietNam) - Các tham luận của Việt Nam tập trung vào nội dung như tiến triển trong công tác phòng, chống rửa tiền gắn với phòng, chống tham nhũng (giai đoạn 2023-2024); việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; cơ cấu quản trị, hệ thống tổ chức các cơ quan phòng, chống tham nhũng và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này ở Việt Nam.
Ngọc Vân - Hoàng Minh