Ukraine áp dụng nhiều giải pháp quản lý rủi ro tham nhũng trong giáo dục

Thứ năm, 25/04/2024 17:32
(ThanhtraVietNam) - Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục gây ra những tác động xã hội nghiêm trọng. Nhận thức rõ vấn đề này, Ukraine đã triển khai nhiều biện pháp quản lý rủi ro, nhờ đó đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là trong hệ thống giáo dục.

Đánh giá ri ro tham nhũng trong giáo dc

Tham nhũng từ lâu vẫn luôn là một vấn đề nghiêm trọng ở Ukraine. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Ukraine nhận được số điểm 36/100 trong Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023, xếp thứ 104 trên 180 quốc gia, tuy nhiên, điểm số này đã dần được cải thiện kể từ năm 2012. Một số tổ chức quốc tế như Ban Cố vấn chống tham nhũng quốc tế (IACAB) liên kết với Sáng kiến Chống Tham nhũng của Liên minh Châu Âu (EUACI) công nhận rằng Ukraine đã đạt được tiến bộ đáng kể trong công tác chống tham nhũng.

Đáng chú ý, Ukraine đã áp dụng nhiều phương pháp quản lý rủi ro tham nhũng trong giáo dục. Trong đó phải kể đến Đánh giá rủi ro tham nhũng năm 2022 do Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia (NACP) thực hiện đối với giáo dục tiểu học và trung học.

leftcenterrightdel
 Sự phát triển của Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng ở Ukraine (nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế 2024)

Theo đó, Đánh giá xác định được 35 rủi ro tham nhũng trong 4 quy trình chính: tài trợ; bổ nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục; quản lý các cơ sở giáo dục (cung cấp thực phẩm, quản lý tài sản và đất đai, quản lý nhân sự) và quá trình học tập (tuyển sinh và chấm điểm). Ngoài việc xác định rủi ro tham nhũng, Đánh giá này còn đưa ra nhiều khuyến nghị phù hợp để giảm thiểu đối với từng rủi ro.

Áp dng k thut s trong tuyn sinh

Ở Ukraine, luật pháp yêu cầu các trường học địa phương phải tuyển sinh tất cả trẻ em sống trong khu vực đăng ký vào trường, còn các trường chuyên có thể thực hiện thủ tục tuyển sinh cạnh tranh theo những hướng dẫn nhất định.

Tuy nhiên, theo nhóm đánh giá tính liêm chính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, vẫn tồn tại trường hợp cả trường lân cận và trường chuyên sử dụng các hình thức kiểm tra trái phép làm ảnh hưởng đến tính công bằng trong quá trình tuyển sinh. Kể từ đó, việc áp dụng hệ thống tuyển sinh kỹ thuật số cho nhiều trường học đã phần nào giảm thiểu rủi ro này.

Điển hình, Hệ thống Bloqly được hội đồng thành phố Drohobych sử dụng để quản lý việc đăng ký cho các trường học tại thành phố. Hệ thống này dựa trên công nghệ Blockchain, giúp việc đăng ký trong hệ thống được bảo vệ tránh bị thao túng.

Văn hóa nhn quà có nguy cơ tác đng đến đim s

Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine (MES) cho biết, việc thiết kế các kỳ thi cấp trung học dựa trên chương trình giảng dạy quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các bài kiểm tra ở các trường trung học ở Ukraine đều được các giáo viên của trường thực hiện và đánh giá.

Mặc dù MES đã ban hành các tiêu chuẩn đánh giá cấp quốc gia, việc chấm điểm phần lớn dựa vào đánh giá chủ quan của giáo viên về kết quả thực hiện bài kiểm tra của học sinh. Trong đánh giá rủi ro của mình, NACP nhận thấy điều này có khả năng phát sinh những nguy cơ về tham nhũng. Tương tự như vậy, OECD nhận thấy, văn hóa nhận quà tại quốc gia này có thể thúc đẩy việc phụ huynh tác động đến giáo viên để thay đổi điểm số của con họ.

Một cuộc khảo sát năm 2023 với 1.563 học sinh từ các trường trung học Ukraina cho thấy 26% số người được hỏi đồng ý với nhận định rằng gian lận trong trường học của họ là “rất phổ biến”, trong khi 58% cho biết khá phổ biến.

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (nguồn: voxukraine.org) 

Vic b nhim được thc hin theo mt quy trình cnh tranh

Quản lý nguồn nhân lực trong các cơ sở giáo dục ở Ukraina cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các hình thức xung đột lợi ích. Một quy trình liên quan đến quản lý nhân sự phải đối mặt với nguy cơ tham nhũng là việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ sở giáo dục.

Vào năm 2016, một cuộc thanh tra đã phát hiện ra bằng chứng tham nhũng trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng tại một trường học ở Chortkiv; người ta phát hiện ra rằng ứng viên, một giáo viên dạy khoa học lịch sử, không có trình độ sư phạm cần thiết để đảm nhiệm được vai trò cấp cao hơn. Trước thực trạng trên, năm 2020, Luật Giáo dục Trung học đã có một số biện pháp giảm thiểu những rủi ro này.

Luật chỉ rõ, việc bổ nhiệm phải được thực hiện theo một quy trình cạnh tranh. Người sáng lập cơ sở giáo dục có thẩm quyền khởi xướng và giám sát quá trình này, nhưng các quyết định được đưa ra bởi Ủy ban cạnh tranh bao gồm các thành viên của cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý tại địa phương cũng như các tổ chức xã hội dân sự.

Hơn nữa, việc lựa chọn phải được quay video và công bố trực tuyến, đồng thời các ứng viên phải trải qua bài kiểm tra, chẳng hạn như về luật liên quan đến giáo dục trung học... Ứng viên được chọn chỉ có thể giữ chức vụ người đứng đầu cơ sở giáo dục cụ thể trong tối đa hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ kéo dài sáu năm.

Bên cạnh đó, năm 2023, NACP đã thí điểm Dự án Điều hướng giáo dục tại năm cơ sở giáo dục với mục đích cuối cùng là lồng ghép Dự án này vào tất cả các trường học ở Ukraine. Dự án đang diễn ra nhằm mục đích tăng cường tính liêm chính, minh bạch và cởi mở trong các trường học ở Ukraine thông qua năm lĩnh vực chính: Lãnh đạo giáo dục, cộng đồng sư phạm có năng lực, luồng tài liệu minh bạch và quyền truy cập thông tin miễn phí, quản lý tài chính và sự tương tác trong quá trình giáo dục.

Dương Nguyễn
(Theo The U4 Anti-Corruption Resource Centre)

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra