Thứ tư, 15/12/2010 - 15:12 (GMT+7)
(Thanhtravietnam.vn) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã có công văn số 7635/BGDĐT-VP để trả lời tất cả các chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII. Thanhtravietnam.vn xin tổng hợp một số những vấn đề nóng liên quan tới giáo dục để bạn đọc tiện theo dõi cập nhật.
1. Thực tế có học sinh nhận được 4-5 giấy báo nhập học. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của tình hình trên. Hướng khắc phục sắp tới ra sao?
Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Vũ LuậnNhư các năm gần đây, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 hệ chính qui cũng được tổ chức theo 3 đợt thi: Đợt I: thi đại học khối A, V; Đợt II: thi đại học các khối B, C, D và các khối năng khiếu; Đợt III: thi cao đẳng.
Khi 1 thí sinh dự thi cả 3 đợt trên (thực tế rất ít), nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã dự thi, nhưng có kết quả thi đạt điểm sàn đại học, cao đẳng trở lên, thì sẽ nhận được tối đa là 6 Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng (4 giấy đại học và 2 giấy cao đẳng) do trường tổ chức thi cấp. Thí sinh sử dụng các Giấy chứng nhận này để tham gia đăng kí xét tuyển NV2, NV3 vào các trường đại học, cao đẳng. Nếu có, thì tối đa thí sinh sẽ nhận được 6 giấy triệu tập trúng tuyển đại học, cao đẳng cho cả 2 đợt xét tuyển theo nguyện vọng 2 và 3.
Bên cạnh đó, trong thực tế, qua thông tin trên mạng, có được các kết quả của thí sinh dự thi, một số trường ngoài công lập đã gửi giấy thông báo cho thí sinh đủ điều kiện xét tuyển vào các trường, nhưng nếu thí sinh nhập học vẫn phải nộp Giấy chứng nhận kết quả thi.
Để tuyển sinh đạt chất lượng và đảm bảo chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sửa Quy chế tuyển sinh theo hướng xác định rõ các nguyên tắc để đảm bảo chất lượng và tăng quyền chủ động cho các trường trong việc xét tuyển.
2. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp cụ thể để có thể nâng cao thu nhập của giáo viên, đặc biệt cho các giáo viên các bộ môn xã hội, bên cạnh dự thảo tăng phụ cấp thâm niên chung cho tất cả giáo viên.
Do tính chất đặc thù của công việc, ngoài lương, giáo viên được hưởng phụ cấp đứng lớp, phụ cấp cho giáo viên ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đối với những nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập dạy vượt quá giờ quy định thì sẽ được thanh toán chế độ trả lương dạy thêm giờ.
Để tạo thêm cơ hội nâng cao thu nhập cho giáo viên, các cơ sở giáo dục được thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập để chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị; Chi phúc lợi, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ ban hành Nghị định về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. Phụ cấp thâm niên sẽ giúp cải thiện thu nhập cho giáo viên.
3. Một trong những mục tiêu rất quan trọng của nền giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân cách, giáo dục làm người. Tuy nhiên thực trạng đạo đức, ứng xử của học sinh, thanh thiếu niên chúng ta có nhiều biểu hiện rất đáng lo ngại. Trước vấn đề bức xúc nêu trên, xin Bộ trưởng cho biết giải pháp trước mắt và lâu dài của ngành giáo dục nhằm góp phần phối hợp, tăng cường giáo dục thế hệ trẻ trở thành công dân tốt cho xã hội, để một con người chưa thành tài nhưng tối thiểu cũng phải thành người để sống tốt?
Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh bao gồm tổng hợp của nhiều yếu tố: Giáo dục từ nhà trường, giáo dục từ gia đình và giáo dục từ xã hội. Về phía nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua các môn học chính khoá và thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều giải pháp, cụ thể:
Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân và môn Pháp luật cho phù hợp với thực tế về cơ sở vật chất; Kết hợp bài giảng trên lớp với hoạt động ngoại khóa. Đề cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua giảng dạy các môn văn hóa. Theo đó, thông qua các bài dạy, giáo viên kích thích, khơi dậy lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu, khám phá khoa học, bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học qua môn học, từ đó góp phần hình thành nhân cách, lý tưởng sống tốt đẹp cho học sinh, sinh viên.
Từ năm học 2010-2011, triển khai đại trà việc tích hợp giảng dạy nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào nhà trường từ cấp học mầm non, tiểu học, phổ thông đến các trường trung cấp chuyên nghiệp. Hướng dẫn các nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo làm một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thông qua tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của thầy cô giáo để cho học sinh noi theo. Chỉ đạo các nhà trường tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Chỉ đạo các nhà trường tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên. Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua, khen thưởng và các hoạt động giáo dục trong học sinh, sinh viên. Phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể...
4. Những sự kiện bạo hành, hành hạ trẻ mầm non gần đây đã làm cho người dân hết sức bức xúc. Vấn đề giáo dục mầm non ngày càng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Nguyên nhân của sự yếu kém về năng lực chuyên môn, về phẩm chất đạo đức có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành. Xin Bộ trưởng cho biết một số giải pháp để phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn tới?
Sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Chương trình, mục tiêu Quốc gia Giáo dục giai đoạn 2011-2015; tập trung xây dựng đủ phòng học còn thiếu cho giáo dục mầm non, trước mắt ưu tiên khoảng 16.400 phòng học để phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, trang bị đủ bộ thiết bị tối thiểu cho các lớp mầm non; đào tạo đủ giáo viên, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Năm 2011, dự kiến vốn CTMT QG Giáo dục cho giáo dục mầm non là 300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng Dự án Giáo dục mầm non cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (trước mắt 50 triệu USD) cho đối tượng trẻ thiệt thòi trong giai đoạn 2011-2015.
5. Hiện nay dư luận cho rằng các cháu học sinh đang bị bệnh “lưng còng, mắt cận” là do học thêm quá nhiều. Bộ trưởng có giải pháp gì để ngăn chặn việc dạy thêm, học thêm hiện nay?
Qua nghiên cứu thực tiễn giáo dục của một số nước trong khu vực và thực tế quản lý giáo dục cho thấy, ở hầu hết các nước đều có việc dạy thêm và học thêm. Dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu của cha mẹ học sinh muốn nâng cao kết quả học tập của con em mình (từ yếu lên trung bình, trung bình lên khá, giỏi); bên cạnh đó cũng do một bộ phận giáo viên muốn tăng thu nhập.
Bản chất của việc dạy thêm, học thêm là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, bổ sung kiến thức của người học và động cơ không vụ lợi của người dạy. Có nhiều học sinh tiến bộ rõ rệt trong học tập nhờ dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do công tác quản lý của một số cơ sở giáo dục, một số phòng Giáo dục và Đào tạo và sở Giáo dục và Đào tạo còn lỏng lẻo; một số giáo viên còn có tư tưởng vụ lợi nên một số nơi xuất hiện tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, nhằm mục đích thu lợi đã gây bức xúc đối với xã hội, khiến dư luận lên tiếng nhiều.
Để quản lý dạy thêm, học thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm, trong đó quy định UBND cấp tỉnh ký quyết định ban hành quy định dạy thêm, học thêm theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với thực tiễn ở địa phương. Đến nay, hầu hết các sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định về tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn, đồng thời đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Nhằm tiếp tục tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm, ngành Giáo dục sẽ phối hợp với các ban, ngành và cha mẹ học sinh triển khai thực hiện tốt các biện pháp sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phụ huynh học sinh về các chủ trương của ngành về quản lý dạy thêm, học thêm. Tiếp tục rà soát, giảm tải chương trình, cải tiến các công tác thi, kiểm tra, đánh giá. Chỉ đạo các nhà trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Tổ chức kiểm tra theo đề chung cho từng khối lớp; tổ chức chấm chéo bài kiểm tra để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong đánh giá học sinh.
Đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của chính quyền với ngành giáo dục để kiểm tra đối với giáo viên và cán bộ quản lý về dạy thêm, học thêm. Quản lý tốt quy chế chuyên môn, nghiêm cấm giáo viên bớt xén chương trình, nội dung kiến thức môn học theo quy định để đưa kiến thức đó vào dạy thêm. Tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm theo hướng tích cực đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức dạy học trên 6 buổi/tuần (2 buổi/ngày). Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cải thiện chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.
(Còn nữa)
Cẩm Linh
nhabaoledat
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
Phương Thảo
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thanh phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông thực phẩm.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Ngày 13/5/2025 - Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai năm 2025, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt tại Việt Nam” tại TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
M. Phương
(ThanhtraVietNam) - Đây là một trong những biện pháp được UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Sáng ngày 11/05, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng các đoàn thể hội nông dân phường Núi Voi, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức đưa vào sử dụng công trình nâng cấp tuyến đường giao thông nông thôn Kênh đường Cầm.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành văn bản chỉ đạo hỏa tốc các sở, ban, ngành và địa phương tăng cường trách nhiệm, đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm, vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn tỉnh, nhằm khắc phục những tồn tại, thách thức đang đặt ra.
PV
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành kế hoạch chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) trong năm 2025 và các năm tiếp theo, với mục tiêu rõ ràng là lọt vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về lĩnh vực này. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
PV
(ThanhtraVietNam) - Cùng BAC A BANK khám phá cách sử dụng thẻ tín dụng tối ưu để biến mọi giao dịch chi tiêu thành cơ hội nhận Combo hoàn tiền & miễn phí thường niên 02 năm đầu tiên.
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực lâm, thủy sản quy mô lên tới 12.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VietinBank
(ThanhtraVietNam) – Chủ tịch UBND Tp Huế yêu cầu tập trung triển khai công tác quản lý địa bàn, thường xuyên theo dõi, giám sát thị trường nhằm phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đặc biệt tại các kênh bán lẻ nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng
T.H
(ThanhtraVietNam) - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh doanh hiệu quả, bền vững là hai nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hiện nay.
Hoàng Minh
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
BS