Thanh tra tỉnh Bến Tre:

Ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Thanh tra tỉnh

Thứ hai, 07/10/2024 10:19
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Bến Tre vừa ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan.

Thanh tra tỉnh Bến Tre có không quá 3 Phó Chánh Thanh tra

Tăng cường tiến hành thanh tra công vụ tại các đơn vị, địa phương

Theo đó, Quy chế được ban hành với mục tiêu nâng cao tính minh bạch, tăng cường sự tham gia của tập thể và cá nhân trong quá trình ra quyết định cũng như thực hiện các hoạt động trong công tác của ngành.

Đồng thời, là công cụ quan trọng giúp Thanh tra tỉnh Bến Tre thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, đảm bảo mọi hoạt động của cơ quan đều dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, phát huy vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân. Quy chế tạo điều kiện để công chức, người lao động trong cơ quan được tham gia đóng góp ý kiến, giám sát và đề xuất các giải pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

leftcenterrightdel
Thanh tra tỉnh Bến Tre giao ban tháng 9/2024 (Ảnh: TTT.BT) 

Quy chế đã quy định rõ về các quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cơ quan Thanh tra, bao gồm: Những việc công chức, người lao động tham gia ý kiến về chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, kế hoạch công tác hàng năm, phong trào thi đua, báo cáo sơ kết, dự toán thu – chi, các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động về lề lối làm việc; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chế độ chính sách, nội quy, quy chế cơ quan, … Hình thức tham gia ý kiến được áp dụng qua nhiều hình thức khác nhau như: thông qua hội nghị cán bộ, công chức, hòm thư góp ý, hộp thư email công vụ, góp ý trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra tỉnh…

Những việc công chức, người lao động kiểm tra, giám sát gồm các nội dung được công khai cho công chức, người lao động biết quy định tại Điều 7 và Điều 9 của quy chế. Hình thức kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân của cơ quan, thông qua kiểm điểm công tác, tự phê bình và phê bình trong các cuộc họp định kỳ của cơ quan hoặc cuộc họp kiểm điểm cuối năm và thông qua hội nghị cán bộ, công chức của cơ quan.

Việc ban hành và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, nhằm tăng cường sự gắn kết nội bộ tạo sự đoàn kết trong tập thể cơ quan, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, là nơi mà để công chức và người lao động có thể trao đổi ý kiến và đóng góp ý tưởng xây dựng cơ quan ngày càng vững mạnh. Đồng thời, quy chế đảm bảo rằng mọi quyết định và hoạt động trong cơ quan đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng tiêu cực hay thiên vị.

Đình Thuyết

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra