Cần Thơ: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Thứ tư, 30/11/2022 08:25
(ThanhtraVietNam) - Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025. Do đó, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố.

Tăng cường công tác công khai minh bạch trong giải quyết hồ sơ

Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Đồng thời, để tăng cường công tác công khai minh bạch trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân và doanh nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 02/CT- UBND ngày 07 tháng 2 năm 2022 của Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Triển khai Kế hoạch kiểm tra CCHC năm 2022, Đoàn Kiểm tra CCHC thành phố đã kiểm tra 15 cơ quan, đơn vị, địa phương, (05 sở, ngành; 05 quận, huyện; 05 xã, phường, thị trấn) đạt 100% kế hoạch đề ra. Ngoài ra, Tổ kiểm tra đột xuất về công tác CCHC đã tiến hành kiểm tra 30 cơ quan, đơn vị, địa phương gồm: 07 sở, ban ngành; 03 quận, huyện; 20 UBND xã, phường, thị trấn. Qua kiểm tra, Tổ kiểm tra đã nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ CBCCVC trong thực thi công vụ.

Nhìn chung, Thành ủy, UBND thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo sâu sát về công tác CCHC. Các sở, ngành, quận, huyện thực hiện tốt việc ban hành các văn bản triển khai thực hiện; kịp thời phổ biến quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác CCHC từ cấp ủy Đảng trong từng đơn vị đến CBCCVC gắn với xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bám sát yêu cầu thực tế của cơ quan;

Chất lượng của công tác xây dựng văn bản ngày càng được nâng cao. Công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được triển khai thực hiện tốt. Công tác pháp chế, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tiếp tục được thực hiện kịp thời, có hiệu quả;

Việc tổ chức triển khai công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đi vào nề nếp, tạo được sự thống nhất từ cấp thành phố đến quận, huyện; công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường, kịp thời phát hiện hạn chế, thiếu sót trong công tác sử dụng và quản lý công chức...

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) 

Xử lý 100% các vấn đề phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong, công tác CCHC năm 2022 vẫn bộc lộ một số hạn chế, khó khăn. Cụ thể, số hóa hồ sơ giải quyết TTHC tại các sở, ngành thành phố chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn như: phần mềm số hóa thường xuyên bị trục trặc; đối với hồ sơ có giá trị văn hoá, lịch sử, hồ sơ là sản phẩm nghe - nhìn như băng, đĩa... gặp khó khăn trong việc thực hiện số hóa.

Tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu. Nguyên nhân do việc thanh toán trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân và cơ quan giải quyết TTHC. Công tác triển khai, quán triệt thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở một số đơn vị chưa quyết liệt, chưa mang tính chiều sâu. Một số cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa chủ động trong thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp. Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ở các sở, ngành, địa phương tuy có chuyển biến nhưng chưa thật sự sâu sắc...

Do đó, để góp phần tăng cường công tác CCHC trong năm 2023, UBND thành phố cho biết, sẽ tập trung các yêu cầu nhiệm vụ CCHC theo Nghị quyết của HĐND thành phố, phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục nhũng hạn chế tồn tại, triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm như:

Thứ nhất, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ban, ngành, của Thành ủy, UBND thành phố để hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra, giám sát; thực hiện nghiêm quy định về thời hạn xử lý công việc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; rà soát, cập nhật kịp thời các quy định mới; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với CBCCVC, người lao động thuộc thấm quyền quản lý... đồng thời, yêu cầu CBCCVC, người lao động: nâng cao đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Nhân dân.

Thứ hai, tiêp tục triến khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đẩy mạnh đổi mới và nâng cao chât lượng công tác xây dựng VBQPPL; theo dõi, đôn đốc, kiếm tra chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản ở địa phương; thực hiện tốt công tác kiếm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật.

Thứ ba, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến kiểm soát TTHC cho đội ngũ công chức thực hiện công tác kiếm soát TTHC tại các sở, ngành và địa phương. Thực hiện việc công bố, công khai TTHC đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC...

Thứ tư, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn đến năm 2025 theo chủ trương của Nghị quyết số 19- NQ/TW.

Thứ năm, xây dựng chính sách đặc thù theo Nghị quyết sổ 45/2022/QH15 của Quốc hội và chính sách khuyến khích nâng cao trinh độ đội ngũ CBCCVC thành phố. Tô chức nghiêm túc kỳ thi nâng ngạch chuyên viên chính.

Thứ sáu, tăng cường thẩm tra phương án tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chúc bộ máy, biên chế và tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố.

Thứ bảy, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về chính quyền số, chuyển đổi số. Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chính quyền số, chuyền đổi số...

Thứ tám, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả trên một số lĩnh vực khó, nhạy cảm như lĩnh vực đất đai... Xử lý 100% các vấn đề phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát./.

 

Dương Nguyễn
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra