Điệp khúc “chưa” trong công tác quản lý đê điều ở Hà Nội

Thứ năm, 26/12/2024 11:13
(ThanhtraVietNam) - Hàng loạt những vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về đê điều của UBND thành phố Hà Nội như chưa lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều; chưa cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều; chưa xử lý dứt điểm một số vụ việc nổi cộm vi phạm về đê điều… được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Công bố Kết luận thanh tra tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi không đúng thẩm quyền

Xem xét, đề nghị hình thức kỷ luật 4 tổ chức đảng, 12 cán bộ, đảng viên

10 giải pháp quyết liệt đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn Thủ đô

Thanh tra đột xuất Dự án Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Việt Lào

Thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về đất đai, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài nguyên, khoáng sản

Công bố quyết định thanh tra quy hoạch và đầu tư xây dựng tại tỉnh Tiền Giang

Hàng loạt nội dung chưa thực hiện hoặc chậm, chưa đạt kết quả

Theo Kết luận thanh tra (KLTT) số 495/KL-UBND của Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố (TP) Hà Nội chưa kịp thời rà soát, lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trình Hội đồng nhân dân TP phê duyệt, là chậm trễ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Đê điều năm 2006 và điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Hà Nội còn chưa thực hiện lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của TP trình Bộ  NNPTNT phê duyệt. Đến thời điểm 31/12/2023, Hà Nội chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch TP nên phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và phương án phát triển hệ thống đê điều chưa được phê duyệt.

Tính từ khi Quy hoạch 257 có hiệu lực (ngày 18/02/2016) đến thời điểm thanh tra (khoảng 6 năm 10 tháng) quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê và quy hoạch đê điều của Hà Nội chưa được phê duyệt; chưa cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê điều.

Về thực hiện Quy hoạch 257, Hà Nội có một số nội dung chưa thực hiện/hoặc chậm/chưa đạt kết quả, như: Việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều còn một số vụ việc nổi cộm chưa xử lý dứt điểm; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn theo Quy hoạch 257 chậm xây dựng, hoàn thành; việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất bãi sông, quy hoạch xây dựng khu vực bãi sông phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ chi tiếu của từng tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều trên địa bàn đến nay chưa thực hiện, chậm tiến độ…

Đáng chú ý, KLTT còn chỉ rõ, UBND TP Hà Nội chưa thực hiện các công việc, như: Di dân tái định cư ra khỏi hành lang thoát lũ; rà soát quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch đê điều trên địa bàn; xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành các công trình đầu mối nhằm đảm bảo chống lũ, chống úng về mùa lũ và cấp nước mùa kiệt của hệ thống sông Đáy; xây dựng phưng án ứng phó khẩn cấp, đảm bảo an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng vùng bãi sông Đáy trong trường hợp lũ từ sông Hồng vào sông Đáy.

leftcenterrightdel
Đê hữu Hồng, Hà Nội là nơi xảy ra nhiều vi phạm về đê điều. (Ảnh: Bùi Tường/TTXVN) 

Hàng loạt công ty vi phạm về bảo vệ, sử dụng đê điều

Tương tự như vi phạm của Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà đã được ThanhtraVietNam đưa tại bài viết trước, Thanh tra Chính phủ còn điểm tên hàng loạt công ty trên địa bàn thành TP Hà Nội vi phạm Quy hoạch 257 (dự án, công trình… hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông không được phép xây dựng).

Đó là trường hợp Công ty Sao nam sông Hồng, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng vi phạm tại thời điểm tháng 01/2014, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý vi phạm 12 lần.

Công ty cổ phần cây cảnh Bảo Linh, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, vi phạm đổ phế thải khối lượng lớn để tôn nền, xây dựng nhà, xây dựng nhà kho để vật liệu xây dựng, bãi trông xe ô tô quy mô lớn, thời điểm vi phạm tháng 6/2018.

Như vậy, cả 2 công ty nêu trên đều vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật Đê điều, Điều 12 Luật Đất đai, dù các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý vi phạm tại 9 văn bản. Song điều đáng nói là các cơ quan chức năng vẫn chưa xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, năm 2013 dù Luật này đã có quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử lý khi vi phạm.

“Các quận/huyện, phường/xã, các sở ngành liên quan đã xử lý vi phạm không dứt điểm, triệt để (tháo dỡ, hoàn trả lại nguyên trạng)”, KLTT nêu rõ.

Bên cạnh đó, kiểm tra xác suất việc UBND TP Hà Nội cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều cho thấy, UBND TP cấp giấy phép cho 11 công ty thực hiện đầu tư 25 trạm trộn bê tông ở bãi sông Hồng không đúng đối tượng. Đây là các dự án phải được Bộ NNPTNT thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thanh tra Chính phủ xác định, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai nhưng UBND cấp tỉnh có lúc, có nơi chưa thấy rõ trách nhiệm, tầm quan trọng của công tác này; có biểu hiện chủ quan, lơ là, buông lỏng quản lý, chưa thực hiện kiên quyết, đầy đủ trách nhiệm để ngăn chặn, xử lý dứt điểm các vi phạm; việc giao, cho thuê đất, cấp phép, quản lý các hoạt động liên quan ở khu vực bãi sông, ven đê chưa chặt chẽ, thậm chí buông lỏng; việc phê duyệt dự án xây dựng còn tồn tại, hạn chế, vi phạm các quy định của pháp luật về đê điều…

Theo đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP Hà Nội thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ vi phạm về đê điều trên địa bàn; xem xét, xử lý nghiêm minh, kịp thời về trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.

Đồng thời, đề nghị Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đê điều, phòng, chống thiên tai.

11 Công ty được UBND TP Hà Nội cấp giấy phép xây dựng trạm trộn bê tông không đúng đối tượng, gồm:

1. Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương

2. Công ty TNHH vận tải sông Hồng

3. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Đức Mạnh

4. Công ty cổ phần cảng Hồng Hà

5. Công ty cổ phần Thương mại Nam Thăng Long

6. Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Bách Khoa

7. Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp và Khai thác Cảng

8. Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang

9. Công ty TNHH Nam Sơn

10. Công ty cổ phần sản xuất và Thương mại THM-CONCRETE

11. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Nguyễn

                      


Minh Nguyệt

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra