Thứ hai, 25/11/2024 - 07:00 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ những vi phạm trong sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn và quản lý sử dụng đất đai khi thực hiện cổ phần hóa tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - TNHH MTV (VNR). Trách nhiệm thuộc Bộ Giao thông vận tải, VNR và một số đơn vị liên quan.
Phê duyệt giá trị doanh nghiệp chưa đúng quy định
Theo Thông báo Kết luận thanh tra số 2414/TB-TTCP, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chỉ đạo cổ phần hóa các công ty bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt có quy mô nhỏ, phân tán rải rác, tỷ lệ bán cổ phần ra ngoài rất thấp, chủ yếu bán cho người lao động, khiến công tác cổ phần hóa của 26 đơn vị cổ phần hóa đều không đạt mục tiêu, yêu cầu, còn tình trạng khép kín trong nội bộ doanh nghiệp không đúng với quy định là thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường.
VNR khi xác định giá trị doanh nghiệp các công ty đã thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định (Công ty TNHH MVT Vận tải đường sắt Hà Nội với số tiền 23.816 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Đường sắt Sài Gòn với số tiền 45.836 triệu đồng) không đúng quy định.
VNR có 20 doanh nghiệp không có văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để được thống nhất về phương án sử dụng đất trước khi xác định giá trị doanh nghiệp nhưng Bộ GTVT vẫn phê duyệt giá trị doanh nghiệp là chưa đúng quy định.
6 doanh nghiệp có văn bản gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tuy nhiên các tỉnh, thành phố không có văn bản trả lời theo quy định nhưng Bộ GTVT vẫn phê duyệt giá trị doanh nghiệp là chưa thực hiện đúng quy định.
Các đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa, đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhưng phương án sử dụng đất lại chưa được thống nhất phải điều chỉnh, thay đổi, chưa được Bộ Tài chính phê duyệt và địa phương xác nhận. Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trước đây do các đơn vị kết cấu hạ tầng đường sắt quản lý, sử dụng, nhưng sau khi cổ phần hóa lại giao về Tổng công ty dẫn đến khó khăn trong quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất của Tổng công ty và 26 công ty cổ phần. Các khó khăn, vướng mắc này Bộ GTVT chưa giải quyết sẽ gây khó khăn vướng mắc trong hoạt động của 26 công ty cổ phần.
Thanh tra Chính phủ nêu rõ, để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, VNR, các đơn vị thành viên của VNR, Bộ GTVT.
Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về những tồn tại trong việc cổ phần hóa tại Bộ giai đoạn 2011-2021. (Ảnh: Minh Nguyệt)
Chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, còn để đất hoang phí
Trước khi thực hiện cổ phần hóa các đơn vị, VNR quản lý 772 cơ sở nhà đất với tổng diện tích khoảng 11.519.709 m2. Từ năm 2015, thực hiện các quyết định tái cơ cấu doanh nghiệp, VNR đã thực hiện cổ phần hóa 26 đơn vị thành viên thì VNR giữ lại 630 cơ sở, chỉ giao 26 đơn vị quản lý sử dụng 142 cơ sở. Điều đáng nói, trong tổng số 630 cơ sở của VNR thì Bộ Tài chính mới phê duyệt phương án sử dụng đất 175 cơ sở; 445 cơ sở chưa được phê duyệt. Trong 142 cơ sở giao cho 26 đơn vị thì bộ Tài chính mới phê duyệt phương án sử dụng đất 44 cơ sở.
Đối với cơ sở nhà đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ, huyện Gia Lâm, Hà Nội của Nhà máy xe lửa Gia Lâm, VNR quản lý, sử dụng 158.752 m2; Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm quản lý, sử dụng 9.838 m2 và Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội quản lý, sử dụng 35.283 m2. Tuy nhiên, phương án sử dụng đất này chưa được Bộ Tài chính chấp thuận; Bộ GTVT phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội trong khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà đất tại 551 Nguyễn Văn Cừ theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa. Đến tháng 8/2023, VNR còn nợ tiền thuê đất tại cơ sở nhà đất này với tổng số tiền là 482.252 triệu đồng.
Đáng chú ý, cùng một cơ sở nhà đất 551 Nguyễn Văn Cừ nhưng có 2 quy hoạch khác nhau. Cụ thể, theo Quyết định 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 phê duyệt vị trí cơ sở nhà đất là phân khu đô thị N10 (trong đó có nội dung di dời cơ sở nhà đất 551 Nguyễn Văn Cừ). Trong khi theo quy hoạch ngành đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì cơ sở nhà đất này được tiếp tục sử dụng làm công nghiệp đường sắt.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. (Ảnh - Minh Nguyệt)
Đối với cơ sở nhà đất 2.800 m2 tại 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đến thời điểm kiểm tra, xác minh, VNR chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý của khu đất, chưa chấm dứt được việc cho thuê tại cơ sở, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai; còn để đất hoang phí. VNR đã đề nghị Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, cho điều chỉnh phương án sắp xếp cơ sở nhà đất từ “giữ tiếp tục sử dụng” thành “chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý”.
Để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ GTVT, 26 đơn vị thành viên thực hiện cổ phần hóa.
Vi phạm quy định về thoái vốn
Khi VNR thực hiện thoái vốn, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương không phát hành Chứng thư Thẩm định giá tại 3 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng GTVT; Công ty cổ phần Dịch vụ vận tải đường sắt) mà chỉ có báo cáo đánh giá khả năng chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính là chưa thực hiện đúng quy định.
Mặt khác, Công ty này xác định giá trị cổ phiếu tại thời điểm 31/12/2012 trên cơ sở báo cáo tài chính năm 2012 của 3 doanh nghiệp nêu trên nhưng không xác định thời gian hiệu lực của kết quả thẩm định giá (các doanh nghiệp này thực hiện thoái vốn vào năm 2014, 2015); thoái vốn khi chưa có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với 3 đơn vị và thực hiện chuyển nhượng vốn tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt và Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng theo hình thức chào bán cạnh tranh khi chưa thực hiện đấu giá công khai là chưa thực hiện đúng khoản 2, mục b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Để xảy ra tồn tại nêu trên, trách nhiệm thuộc VNR, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt khi thoái vốn sử dụng kết quả thẩm định giá đã hết hiệu lực nhưng Bộ GTVT vẫn quyết định và phê duyệt. Tỷ lệ đặt cọc tại Quy chế, phương án bán đấu giá cổ phần (tại Công ty cổ phần Toa xe Hải Phòng; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt; Công ty cổ phần Vận tải thương mại đường sắt) bằng 30% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm là chưa thực hiện đúng Điều 29 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ./.
Minh Nguyệt
Từ khóa:
Thanh Tra Chính Phủ Thoái vốn bộ giao thông vận tải công bố kltt cổ phần hóa tại bộ giao thông vận tải cổ phần hóa tại bộ giao thông bộ giao thông vi phạm về cổ phần hóa thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nướcÝ kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) – Đó là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những tháng đầu năm 2025; một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian đến.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) – Qua kiểm tra 18 công trình tại huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Thanh tra tỉnh Cà Mau đã phát hiện có 8 công trình xây dựng sai sót, trong đó có 6 công trình sai về khối lượng và chi phí giám sát lắp đặt thiết bị với tổng số tiền hơn 192,2 triệu đồng.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) – Từ đầu năm đến nay, Thanh tra tỉnh Cà Mau đã triển khai hiệu quả các mặt công tác thanh tra, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm và đúng định hướng đặt ra, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Khánh Nghi
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Trà Vinh đã chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại (KN), tố cáo (TC); phòng, chống tham nhũng (PCTN) và việc quản lý thu - chi tài chính trên địa bàn huyện Cầu Ngang.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Đó là đề tài do Ths. Đặng Thuỳ Trâm làm chủ nhiệm khẳng định việc tăng cường ứng dụng công nghệ không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sản phẩm công nghệ mà còn là một sự thay đổi sâu rộng trong tư duy và văn hóa của tổ chức, hướng đến kết quả mang tính đột phá.
T.H
(ThanhtraVietNam) - Thanh tra tỉnh Kiên Giang đã công bố Kết luận số 02/KL-TTr của Chánh Thanh tra tỉnh về việc xác minh tài sản, thu nhập năm 2025.
Khánh Nghi
(ThanhtraVietNam) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường trách nhiệm trong tham mưu và xử lý công việc của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái vừa ban hành Kế hoạch số 41/KH-TTr về việc áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong năm 2025. Kế hoạch nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, đồng thời góp phần hiện đại hóa công tác chuyên môn và cải cách hành chính của đơn vị.
Pv
(ThanhtraVietnam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang vừa ban hành Công văn số 3466/UBND-KT tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu ngày càng cao về minh bạch, Trường Cán bộ Thanh tra cần một hệ thống thông tin và truyền thông hiện đại để nâng cao uy tín, kết nối với học viên và khẳng định vai trò đào tạo chuyên sâu.
ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang - ThS. Trần Văn Hùng
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Thanh tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) số 69/KL-TTr về thanh tra Dự án khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 (KCN Mỹ Xuân A2) tại phường Mỹ Xuân, TP. Phú Mỹ, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, cho thuê lại đất …
Hữu Anh
(ThanhtraVietNam) - Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 1478/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với một doanh nghiệp trên địa bàn.
Đình Thuyết