Khánh Hòa:

Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN

Thứ hai, 19/02/2024 16:32
(ThanhtraVietNam) – Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đề ra trong Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) những mục tiêu, yêu cầu, giải pháp, nhiệm vụ cụ thể.

Với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giám sát, kiểm tra, thanh tra (DNNN); bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra và đồng bộ với các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu phạm vi, nội dung giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, xử lý hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN.

Phương thức giám sát, kiểm tra, thanh tra phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với DNNN trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

leftcenterrightdel
Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN (Ảnh khanhhoa.dcs.vn) 

Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu trên, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới như:

Trước hết, cần tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra DNNN cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Quy chế phối hợp cập nhật, cung cấp, chia sẻ cơ sở dữ liệu và vận hành phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; bảo đảm 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch tại DNNN trong năm 2024 không bị trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tăng cường kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với DNNN về việc tuân thủ pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, Iĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Về hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN, trong quá trình giám sát DNNN, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm cần kiểm tra, thanh tra đột xuất, cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm. Khi cần thiết, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra đề nghị cơ quan quản lý nhà nước khác phối hợp kiểm tra, thanh tra DNNN; cơ quan được đề nghị phối hợp có trách nhiệm cử người tham gia…

Về việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN, trong phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN có trách nhiệm tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN; kịp thời báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện, các vướng mắc và biện pháp tháo gỡ.

Hai là, cần nâng cao đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Tiếp tục thực hiện rà soát, sắp xếp hợp lý các tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN; bố trí công chức có phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, am hiểu pháp luật về linh vực quản lý tài chính, ngân sách, vốn, đầu tư, doanh nghiệp, cổ phần hóa để thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

Tiếp tục nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong DNNN và công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cho người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN, Công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong DNNN. Tăng cường đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý DNNN, đại diện chủ hữu nhà nước và giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

Ba là, thực hiện minh bạch, trách nhiệm giải trình trong giám sát, kiểm tra, thanh tra  DNNN. Theo đó, DNNN cần tiếp tục thực hiện nghiêm việc công bố thông tin về tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật; bảo đảm thông tin được công bố phải kip thời, đầy đủ, chính xác; chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được công bố.

Cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN thực hiện công khai thông tin về hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra năm 2024 đối với DNNN theo quy định của pháp luật, trong đó, phải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan mình về các nội dung sau: Kế hoạch, quyết định kiểm tra, thanh tra DNNN; kết quả giám sát; kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động kiểm tra, thanh tra DNNN..., bảo đảm 100% báo cáo giám sát, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra được công khai theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục tăng cường thực hiện việc công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Thủ trưởng cơ quan đại diện chủ sở hữu, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công khai thông tin về hoạt động của DNNN và hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

Bốn là, cần phát huy vai trò của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN. Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra tổ chức tiếp nhận, kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với các thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN.

Kịp thời xử lý các thông tin, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN.

Các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin về những nội dung có liên quan đến hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra DNNN./.

An Khang
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra