Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phát hiện thiếu sót, tồn tại và đề xuất hoàn thiện thể chế lĩnh vực bảo vệ thực vật

Thứ hai, 29/07/2024 19:49
(ThanhtraVietNam) - Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác kiểm dịch thực vật và việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Cục Bảo vệ thực vật, Thanh tra Bộ Nôn nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ ra không ít tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phải thực hiện trên phạm vi, đối tượng tương đối rộng.

Phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế trong phạm vi quản lý thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật

Cụ thể, kiểm tra tại Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) ghi nhận, về cơ bản Cục thực hiện cơ bản đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; có nhiều ưu điểm trong thực hiện chức năng tham mưu, chỉ đạo điều hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật lĩnh vực kiểm dịch thực vật; thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực kiểm dịch thực vật...

Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), Cục BVTV còn không ít tồn tại, thiếu sót.

Cụ thể, về Kế hoạch PCTN chưa xác định rõ số cuộc kiểm tra, nội dung kiểm tra, đơn vị được kiểm tra. Cục không cung cấp được cho Đoàn thanh tra tài liệu (Biên bản các cuộc họp) đã triển khai việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN.

Trong kết quả thực hiện chức năng tham mưu, chỉ đạo điều hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật lĩnh vực kiểm dịch thực vât,

Tồn tại, thiếu sót của Cục BVTV đó là, đối với việc nhập khẩu cây có bầu đất vào Việt Nam, đến thời điểm thanh tra, Cục chưa đề xuất Bộ NN&PTNT ban hành quy định để Bộ trưởng có cơ sở xem xét, quyết định trong các trường hợp cụ thể.

Văn bản số 858/BVTV-KD ngày 30/3/2023 của Cục BVTV về quản lý hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật yêu cầu các tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gửi báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ năm 2020 đến hết tháng 3/2023 (thời hạn báo cáo trước ngày 20/4/2023), tuy nhiên, đến thời điểm thanh tra mới có báo cáo của 10 20/69 tổ chức nhưng Cục BVTV chưa có văn bản đôn đốc thực hiện.

leftcenterrightdel
 Lực lượng chức năng kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh -vietq.vn

Trong kết quả thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực kiểm dịch thực vật, còn tồn tại, thiếu sót khi còn hồ sơ có Bản tự công bố sản phẩm ghi năm ban hành trong Văn bản đề nghị cấp CFS không đúng năm ban hành so với Bản tự công bố sản phẩm kèm theo; Nội dung “số hiệu tiêu chuẩn” tại Văn bản đề nghị ghi mã hồ sơ của sản phẩm; không ghi quy chuẩn áp dụng để tự công bố sản phẩm; Một số hồ sơ có Mã số HS code của sản phẩm trong Giấy chứng nhận lưu hành tự do không nằm trong danh mục HS tại Mục 9 Phụ lục I Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ NN&PTNT ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực NN&PTNT.

Trong việc cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, tồn tại, thiếu sót của Cục BVTV cũng được Thanh tra Bộ NN&PTNT nêu ra.

Một số hồ sơ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/9/2014 của Bộ NN&PTNT nhưng nước xuất khẩu chưa cung cấp thông tin để phân tích nguy cơ dịch hại; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu không ghi đầy đủ thông tin về số, ngày tháng năm của Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại theo Mẫu số 05/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 của Bộ NN&PTNT quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc BVTV và nhập khẩu vật thể trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Một số hồ sơ có đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu không ghi ngày, tháng, năm; trùng số giấy phép; Phụ lục kèm theo Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu ghi không đầy đủ thông tin; số vật thể trên Giấy phép được cấp nhiều hơn trên Phụ lục kèm theo...

Trong khi đó, tồn tại trong việc cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thể hiện: 02 hồ sơ có Đơn đề nghị cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không ghi đầy đủ thông tin ngày, tháng, năm đã qua tập huấn chuyên môn theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06/12/2021 của Bộ NN&PTNT.

Liên quan đến việc thực hiện thu phí kiểm dịch và bảo vệ thực vật; kê khai phí, lệ phí, Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số 312/QĐ-BVTVTC ngày 18/02/2022 căn cứ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2021; Công tác giao dự toán đối với khoản chi trang phục cho công chức kiểm dịch thực vật: Đối tượng cấp phát là lao động hợp đồng là chưa phù hợp với quy định của Thông tư số 30/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2015 của Bộ NN&PTNT quy định trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ công chức kiểm dịch thực vật. Đây là những tồn tại, thiếu sót của Cục BVTV được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản và quy định để phù hợp với thực tiễn

Để khắc phục tồn tại, thiếu sót phát hiện qua thanh tra, Thanh tra Bộ NN&PTNT kiến nghị Bộ trưởng NN&PTNT giao Cục BVTV rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định hiện hành về kiểm dịch thực vật để đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung (hoặc ban hành theo thẩm quyền) cho phù hợp thực tiễn.

Cụ thể: Sửa đổi khoản 5 Điều 13 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu trong kiểm dịch thực vật QCVN 01-175:2014/BNNPTNT ban hành tại Thông tư số 16/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Về thực thi pháp luật trong công tác PCTN và hoạt động cấp phép, theo Thanh tra Bộ NN&PTNT cần rà soát, kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống xung đột lợi ích quy định tại Luật PCTN năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐCP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN tại Cục và các đơn vị trực thuộc.

Thanh tra Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp phép lĩnh vực kiểm dịch thực vật tại Cục và các đơn vị trực thuộc, chấn chỉnh, xử lý kịp thời tồn tại, thiếu sót, vi phạm (nếu có).

Đối với xử lý kinh tế và trách nhiệm cán bộ, Thanh tra Bộ kiến nghị thu hồi, nộp về Tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ để nộp ngân sách nhà nước theo quy định số tiền gần 10,8 triệu đồng chi không đúng quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ chi công tác phí, chi hội nghị tại Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng II; lãnh đạo Cục BVTV nghiêm túc rút kinh nghiệm về những tồn tại, thiếu sót trong công tác PCTN và công tác kiểm dịch thực vật tại Cục và các đơn vị trực thuộc, đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến tồn tại, thiếu sót tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục BVTV theo phân cấp quản lý cán bộ.

 

Tràng An

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra