Thứ năm, 18/05/2023 - 10:50 (GMT+7)
(ThanhtraVietNam) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là một người có đức tính vô cùng giản dị. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thật sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay” .
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đề cao đức tính giản dị. Trong bài viết “Lênin và các dân tộc phương Đông” đăng trên Báo Le Paria (Người cùng khổ) ra ngày 01/7/1924, Người viết về Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây bên Đài tưởng niệm Mahatma Gandhi tại thủ đô New Delhi trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 2/1958. Ảnh: tư liệu lịch sử.
Ngay sau khi nước Việt Nam giành được độc lập, tuần báo “Đây Paris” ra ngày 18/6/1946 có bài viết về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Sự ăn ở giản dị đến cực độ”, bài báo viết, là một đức tính rõ rệt nhất của Người. Bài báo nêu nhiều dẫn chứng để chứng minh cho nhận định đó. Chẳng hạn, quanh năm Người chỉ mặc một bộ quần áo ka-ki và từ chối thay những bộ đồ trang trọng bởi theo Người nhân dân Việt Nam vẫn còn nhiều người thiếu áo quần trong giá rét. Trong những ngày thường, lúc dùng cơm ở Bắc Bộ phủ thì Người ngồi chung với hết thảy mọi người, từ các bộ trưởng cho đến những người phục vụ. Nhờ có đức tính giản dị của Người mà bữa ăn lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ như một bữa ăn gia đình. Đức tính giản dị của Người còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn và những bài báo. Không bao giờ Người tỏ vẻ thông thái. Trái lại, Người chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng cây ở thành phố Bangalore (bang Karnataka) trong chuyến thăm Ấn Độ trong tháng 2/1958. Ảnh: tư liệu lịch sử.
Câu chuyện về “đôi dép của Bác Hồ” nói lên sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được các tờ báo ở Ấn Độ và các nước khác đăng tải khi Người đến thăm đất nước này vào tháng 2/1958. Khi vừa đặt chân tới New Delhi, Người đã đến Đài tưởng niệm Mahatma Gandhi - vị lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ. Ngay khi Người vừa cởi dép để bước vào Đài tưởng niệm thì hàng trăm nhà báo Ấn Độ và các nước khác đã cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi chép về đôi dép của Người. Họ cảm phục sự giản dị của Người khi biết “đôi dép Bác Hồ” được chế tạo từ chiếc lốp ôtô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta đánh úp tại Việt Bắc vào năm 1947. Họ càng cảm phục hơn khi được biết những khi hành quân, đi thăm nhân dân và khi tiếp khách trong nước hay khách quốc tế, Người vẫn thường mang đôi dép ấy. Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru trong bài phát biểu chào mừng Người đã bày tỏ: “Chúng ta có dịp đón chào nhiều vị thượng khách đến từ nhiều nước, nhưng vị khách chúng ta có dịp đón chào hôm nay thật là độc đáo, vô song. Không một vị khách quý nào của chúng ta lại giản dị đến thế và chỉ nhìn thấy Người là chúng ta bị cuốn hút ngay. Đây là con người có trái tim vĩ đại và được tiếp đón Người, chúng ta dường như lớn thêm lên!”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong buổi chứng kiến Thủ tướng Kim Nhật Thành và Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký kết Bản tuyên bố chung giữa Triều Tiên và Việt Nam vào tháng 12/1958. “Đôi dép Bác Hồ”, bộ áo quần ka-ki được Người sử dụng. Ảnh: tư liệu lịch sử.
Trong bài viết đăng trên báo Akahata (cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Nhật Bản) số ra ngày 5/9/1969, hai nhà báo Haramada Satomi và Yonehara Itaru cũng đã đề cập đến đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong dịp chúng tôi sang thăm Việt Nam năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo chúng tôi: “Mời các đồng chí lúc nào đến chỗ tôi chơi”. Đây là một ngôi Nhà sàn bằng gỗ, giản dị và nhỏ… Quần áo của Chủ tịch Hồ Chí Minh giống như quần áo của nông dân Việt Nam vẫn thường mặc… Người đi dép không mang bít tất. Đó là loại dép cao su cắt từ lốp ô tô ra. Loại dép này Người đi từ thời gian phải leo đèo, lội suối để kháng chiến chống thực dân Pháp, hiện nay đã trở thành một thứ nổi tiếng được gọi là “đôi dép Bác Hồ”. Điều đáng ngạc nhiên là khi họp Hội nghị các Đảng Cộng sản và Công nhân ở Mátxcơva đầy tuyết với trang phục như vậy, vẫn với đôi dép cao su đàng hoàng đi vào Điện Kremli, hoàn toàn như một nông dân Việt Nam chất phác… Những điều trên đây làm tôi thực sự hiểu được vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh được hơn 30 triệu nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc tôn kính, tin cậy và thương yêu vô hạn”.
Nhà báo người Mỹ Harrison S. Salisbury sau khi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1967, đã viết: “Cụ sống giản dị và khắc khổ tại căn buồng phụ nhỏ và đơn sơ sau dinh toàn quyền cũ ở Hà Nội, rất lịch thiệp khi uống trà với khách, tặng một bông hồng đối với khách nữ, nói một câu đùa hài hước đối với khách nam”.
Nhà báo người Mỹ David Halberstam trong cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản McGraw-Hill ấn hành vào năm 1971 tại New York cũng đánh giá rất cao đức tính giản dị của Người. Tác giả viết rằng Người là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị và luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất. Tuy nhiên, phong cách của Người bị giới cầm quyền ở Phương Tây chế giễu vì thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công trên con đường cách mạng của Người.
Vào năm 2010, bà Ketherine Muller - Marin, Trưởng đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tại Việt Nam trong lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ sự ấn tượng về hình ảnh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - một con người kiên cường trong bộ trang phục giản dị. “Tôi rất ấn tượng với hình ảnh của Người” - Bà Ketherine Muller - Marin bày tỏ.
NGUYỄN VĂN TOÀN
Từ khóa:
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
Kim Dung - Dương Nguyễn
Tin đọc nhiều
(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.
K. Dung
(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.
K. Dung (TH)
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
PV
(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.
Dương Nguyễn
(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.
Nguyễn Hoàng
(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Đình Thuyết
(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.
PV
(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.
K. Dung