Hoàn thiện quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông

Thứ sáu, 24/05/2024 17:25
(ThanhtraVietNam) - Để xét thăng hạng chức danh từ phóng viên hạng III lên phóng viên hạng II, phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như: Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III; có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm; đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên; có bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh trở lên hoạt động nghề nghiệp...

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh

Cảnh báo tin đồn sai sự thật “Công an khám nhà lãnh đạo tỉnh”

Bảo vệ người tố cáo trong các tổ chức viện trợ

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Đánh giá chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Đó là thông tin đáng chú ý trong dự thảo "quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông" (Dự thảo thông tư) đang được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) lấy ý kiến để hoàn thiện, xem xét, ban hành.

Điều kiện để phóng viên hạng III thăng hạng lên phóng viên hạng II

Cụ thể, Dự thảo thông tư quy định về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT.

Trong đó, để xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (Mã số: V.11.02.05) nhân sự phải đáp ứng các điều kiện:

a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (Mã số: V.11.02.06)

b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm (đủ 108 tháng, không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 01 (một) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp cơ sở trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

d) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng III (hoặc tương đương) được khen thưởng bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

leftcenterrightdel
 Lực lượng phóng viên tác nghiệp tại sự kiện. Ảnh: Tràng An

Để thăng hạng lên phóng viên hạng I, ít nhất phải giữ ngạch phóng viên hạng II 6 năm

Dự thảo thông tư cũng quy định: Để xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng I, (Mã số: V.11.02.04), phóng viên phải đảm bảo:

a) Đang giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (Mã số: V.11.02.05)

b) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;

c) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ, ngành hoặc tương đương trở lên hoặc giải thưởng do cơ quan Đảng ở Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

d) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phóng viên hạng II (hoặc tương đương) được khen thưởng bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh trở lên do có thành tích trong hoạt động nghề nghiệp.

Bên cạnh các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng đối với phóng viên, Dự thảo thông tư cũng quy định tiêu chuẩn điều kiện cụ thể đối với các chức danh nghề nghiệp khác như: Biên tập viên hạng II (Mã số: V.11.01.02); biên tập viên hạng I (Mã số: V.11.01.01); biên dịch viên hạng I, II; đạo diễn truyền hình hạng I, II; âm thanh viên hạng I, II; kỹ thuật dựng phim hạng I, II; phát thanh viên hạng I, II; quay phim hạng I, II; an toàn thông tin hạng I, II; công nghệ thông tin hạng I, II.

Tiêu chuẩn, điều kiện chung dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT

Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thì các chức danh nghề nghiệp viên chức ngành TT&TT nói trên phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung gồm:

(1) Đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, được sửa đổi tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

(2) Trong danh mục vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập cử dự xét thăng hạng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đúng quy định pháp luật có vị trí việc làm ứng với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.

(3) Đảm bảo phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Được cấp có thẩm quyền cử dự xét thăng hạng.

Dự thảo thông tư cũng quy định: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của thông tư quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT lên hạng II, hạng I. Thông tư mới sẽ áp dụng đối với viên chức chuyên ngành TT&TT trong đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan...

Như vậy, dự thảo quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT đang được dự thảo và hoàn thiện, khi có hiệu lực và áp dụng vào thực tế, sẽ bãi bỏ được nhiều thủ tục, điều kiện, xét hoặc thi tuyển trước đó của các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành TT&TT. Đồng thời, đáp ứng được mong muốn của nhiều phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, phát thanh viên, đạo diễn truyền hình, âm thanh viên...trong việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp./.                                              

Tràng An

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra