Tất cả chuyên mục

Khai mạc Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ hai, 14/08/2023 - 14:56 (GMT+7)

Sáng 14.8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 25.

Xem xét 20 nội dung tập trung vào công tác giám sát, lập pháp

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung của phiên họp lần này chủ yếu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV và xem xét một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là phiên họp có khối lượng nội dung lớn nhất từ đầu năm đến nay, dự kiến với 20 nội dung, tập trung vào công tác giám sát, lập pháp. Thời gian phiên họp dự kiến là 7 ngày, tương đối dài và được chia làm 2 đợt (đợt 1 từ ngày 14.8 - 18.8; đợt 2 từ ngày 24.8 - 25.8) để bảo đảm hoàn thành các nội dung trong chương trình phiên họp và những chương trình công tác khác trong tháng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển

Về nhóm vấn đề giám sát chuyên đề và chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến đối với các nội dung liên quan của 5 chuyên đề giám sát. Theo chương trình giám sát năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

"Đây là hoạt động giám sát quan trọng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, được cử tri và nhân dân hết sức mong đợi. Do đó, cùng với việc phát thanh và truyền hình trực tiếp phiên chất vấn và trả lời chất vấn, dự kiến cũng sẽ tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp phiên giám sát chuyên đề này để các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, góp phần phát huy tính dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nói.

Về chất vấn và trả lời chất vấn, thực hiện quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, trên cơ sở đề xuất của 53 Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn 2 nhóm nội dung quan trọng nhất thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chất vấn trong thời gian 1 ngày. Trong đó, nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp sẽ tập trung vào: việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ XV cho đến nay; nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, công tác kiểm soát quyền lực và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác đấu giá cũng như giám định tư pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. Ảnh: Lâm Hiển

Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung vào: tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản; hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ thẻ vàng từ Ủy ban châu Âu đối với thủy sản; việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực; vấn đề giá gạo và xuất khẩu gạo giai đoạn hiện nay.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến bước đầu về kết quả giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là 1 trong 2 chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Đoàn giám sát sẽ tiếp thu, nghiên cứu, hoàn thiện đề cương và dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội dự kiến tại Kỳ họp thứ Sáu tới. Tại phiên họp tháng 9.2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chính thức đối với chuyên đề giám sát này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch và đề cương Báo cáo của các chuyên đề giám sát trong năm 2024. Cụ thể là chuyên đề giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023 (Dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1)”. Cùng với đó là cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch và đề cương Báo cáo chuyên đề giám sát: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023”; “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”. Ngoài ra, còn 1 chuyên đề giám sát thuộc trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ cho ý kiến tại phiên họp tháng sau.

Cho ý kiến đối với 9 dự án Luật

Về công tác lập pháp, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 11 dự án Luật và dự thảo Nghị quyết. Để chuẩn bị nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 9 dự án Luật đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Cụ thể, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 8/9 dự án Luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Năm là: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Viễn thông (sửa đổi). Đồng thời, cho ý kiến lần đầu đối với 2/8 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu gồm: dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

"Như vậy, khối lượng công tác lập pháp tại phiên họp này rất lớn, trong đó có nhiều dự án luật phức tạp, quan trọng, được cử tri và Nhân dân hết sức quan tâm, điển hình là nhóm 3 dự án luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản. Đây là các dự án Luật có tác động lớn về kinh tế - xã hội, quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng liên quan trực tiếp với các nội dung của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Do đó, cần phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất cao để khơi thông các nguồn lực phát triển, thể chế hóa đúng đắn, đầy đủ các nghị quyết của Trung ương; đồng thời, cần hết sức lưu ý để tránh tạo những vướng mắc về thể chế, sự chồng chéo, mâu thuẫn, tránh sơ hở có thể dẫn tới tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ...", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Nhóm luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh tại phiên họp này cũng chiếm số lượng không nhỏ với 3 dự án gồm: dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là những dự án Luật quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh trong tình hình mới. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần nghiên cứu, cho ý kiến cụ thể, trong đó, tiếp tục cùng với Chính phủ đánh giá một cách thẳng thắn, toàn diện và cầu thị về tác động của các quy định, nhất là về tổ chức, biên chế, ngân sách... để góp phần hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ Sáu.

Bên cạnh đó, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng đặt ra nhiều vấn đề có tính chất thời sự, tác động lớn đến các đối tượng. Tại diễn đàn người lao động được tổ chức vừa qua, vấn đề về bảo hiểm xã hội rất được quan tâm.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 2 dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết nội dung được giao để triển khai thi hành các luật đã được Quốc hội thông qua là: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 657/2019/UBTVQH14 ngày 13.3.2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ quan công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định trong Luật Công an nhân dân; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước. Dự thảo Nghị quyết về lĩnh vực thanh tra sẽ được cho ý kiến tại đợt 1 và xem xét thông qua tại đợt 2 của phiên họp này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến, xem xét, quyết định đối với 3 nội dung khác theo thẩm quyền là: dự thảo Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15.6.2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2023 – 2026; xem xét Báo cáo công tác dân nguyện tháng 7.2023.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra trong 7 ngày với 21 nội dung quan trọng. Phiên họp này cùng với các phiên họp trong tháng 9 sẽ tập trung giải quyết khối lượng công việc rất lớn chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Sáu, là giai đoạn cao điểm, trọng tâm trong chương trình công tác của cả năm. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn tiếp tục cho ý kiến đối với 6 dự án Luật khác đã có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ngoài ra, Chính phủ đã có văn bản đề nghị bổ sung một số nội dung mới vào Chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV và bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Ngay sau phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đối với những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau hoặc những vấn đề quan trọng của một số dự án Luật (dự kiến từ 28-30.8).

Để bảo đảm phiên họp được tiến hành hiệu quả, các nội dung được xem xét, cho ý kiến, quyết định tại phiên họp bảo đảm chất lượng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo, tờ trình; cho ý kiến sâu vào những lĩnh vực mình phụ trách. Đối với các nội dung Chính phủ mới đề nghị bổ sung, đề nghị Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, căn cứ phạm vi, lĩnh vực phụ trách, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hữu quan để bám sát tiến độ chuẩn bị, kịp thời đề xuất, kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bố trí chương trình phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp tới để chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung trước khi trình tại Kỳ họp thứ Sáu.

Theo daibieunhandan.vn

Từ khóa:

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Người đứng đầu phải có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong chuyển đổi số

(ThanhtraVietNam) - Người đứng đầu các cơ quan nhà nước có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức. Xử lý kịp thời, nghiêm minh người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý để xảy ra tham nhũng tiêu cực, lãng phí.

K. Dung

Khuyến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách về quỹ tài chính ngoài ngân sách

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, Kiểm toán nhà nước đã có những khuyến nghị sắp xếp lại đối với các Quỹ Tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) do Trung ương quản lý nhằm khắc phục các hạn chế trong vận hành, hiệu quả nguồn lực này.

K. Dung (TH)

Cơ cấu tổ chức mới của Thanh tra Chính phủ bao gồm 22 đơn vị

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, quy định chi tiết bộ máy giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với tổng cộng 22 đơn vị trực thuộc.

Dương Nguyễn

Đột phá trong thể chế: Nghị quyết 66-NQ/TW mở đường cho kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam

(ThanhtraVietNam) - Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu về đổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, coi đây là "đột phá của đột phá" để hoàn thiện thể chế phát triển đất nước. Đây là định hướng chiến lược nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

PV

Tăng cường vai trò của Thanh tra Chính phủ trong bối cảnh mới

(ThanhtraVietNam) - Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật hành chính và phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh mới.

Dương Nguyễn

Đẩy mạnh tuyên truyền hướng tới Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030

(ThanhtraVietNam) - Chiều ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030. Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Tiểu ban, Trưởng Bộ phận Thường trực Tiểu ban Tuyên truyền Đại hội Đảng bộ Chính phủ chủ trì Phiên họp.

Nguyễn Hoàng

Tuyệt đối không để lãng phí ngân sách nhà nước, phát sinh khiếu kiện

(ThanhtraVietNam) - Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 20/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành, địa phương triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Đình Thuyết

Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 105/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, trong đó quy định cụ thể chế độ, chính sách đối với người được huy động, người tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đình Thuyết

Phạt tới 100 triệu hành vi vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ

(ThanhtraVietNam) - Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền là 100 triệu. Đây là thông tin đáng chú ý được quy định tại Nghị định 106/2025/NĐ-CP mới được ban hành.

Đình Thuyết

Bổ sung thành viên Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 21/5/2025 kiện toàn bổ sung thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Đình Thuyết

Chấp thuận chủ trương điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030

(ThanhtraVietNam) - Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng vừa ký văn bản số 562/TTg-QHĐP ngày 20/5/2025 về chủ trương điều chỉnh quy hoạch tỉnh Quảng Bình.

PV

Đảm bảo “6 rõ” trong phân công nhiệm vụ

(ThanhtraVietNam) - Phương châm đặt ra của Kế hoạch hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 16/5/2025 là phải tập trung thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết định, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm. Việc phân công nhiệm vụ phải bảo đảm cụ thể, rõ ràng cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện với tinh thần “6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả”.

K. Dung

Xem thêm