Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đáp ứng các quy định mới

Thứ tư, 06/11/2024 15:05
(ThanhtraVietNam) – Đó là một trong những đề nghị Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy với các cục, vụ, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trong phạm vi của Thanh tra Chính phủ.

Tăng cường giám sát, kiểm tra chuyên đề về giải quyết thủ tục hành chính

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực thi nhiệm vụ công vụ của các cơ quan, tổ chức đã được phân cấp phân quyền

Sáng ngày 6/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy chủ trì Toạ đàm giới thiếu Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06/CP) và ứng dụng định danh điện tử (VNeID) trong thực hiện thủ tục hành chính.

Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đáp ứng các quy định mới

Tại cơ quan Thanh tra Chính phủ, Đại tá Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội, Bộ Công an (C06) cho biết để thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030, C06 đề xuất Thanh tra Chính phủ thúc đẩy triển khai Đề án 06, thực hiện chống tham nhũng, tiết kiệm, chống lãng phí; triển khai 100% bộ công chức Thanh tra Chính phủ cài đặt VNeID, gương mẫu sử dụng dịch vụ công trực tuyến và tuyên truyền gia đình người thân thực hiện…

Phát biểu tại toạ đàm, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy cho biết, để thực hiện Quyết định số 06/QĐ - TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Thanh tra Chính phủ đã ban hành nhiều kế hoạch triển khai thực hiện trong đó yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo bảo đảm yêu cầu an toàn thông tin theo quy định của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông. Đồng thời giao Trung tâm Thông tin, Vụ Pháp chế, Văn phòng và Vụ Kế hoạch - Tổng hợp chủ trì thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Phó Tổng Thanh tra Chính Phủ Lê Sỹ Bảy đề nghị các cục, vụ, đơn vị tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc thực hiện Đề án 06/CP và tuyên truyền để cán bộ công chức, viên chức, người lao động thực hiện ứng dụng VNeID trong cơ quan cũng như bản thân và gia đình.

Trung tâm Thông tin chủ trì, phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương và các cục, vụ, đơn vị có liên quan thực hiện nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đáp ứng các quy định mới ban hành; thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng…

“Trong quá trình thực hiện, nếu có ý kiến có thể tổng hợp gửi Văn phòng để tiếp tục được giải đáp. Cải cách hành chính không chỉ cải cách tại cơ quan mà cải cách ngay từ bản thân để thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy nhấn mạnh.

 

leftcenterrightdel
 Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy chủ trì buổi Toạ đàm. Ảnh: PV

Tiết kiệm 2.505 tỷ đồng, hạn chế “tham nhũng vặt”

Trong khuôn khổ toạ đàm, Đại tá Vũ Văn Tấn cũng chia sẻ, từ những thành công, kết quả bước đầu mang lại từ 2 hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân cùng với sự ra đời của ứng dụng VNeID là tiền đề để Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành Quyết định số 06/QĐ- TTg ngày 6/1/2022 phê duyệt Đề án 06/CP với 7 quan điểm chỉ đạo lớn có tính chất xuyên suốt trong quá trình thực hiện để triển khai 5 nhóm tiện ích.

Đến nay, sau gần 3 năm triển khai Đề án 06 đã đi vào ngóc ngách của 4 cấp Bộ, tỉnh, huyện, xã; phục vụ văn minh xã hội, phát triển kinh tế và phòng, chống tội phạm; để thực hiện được phải nhận thức đúng và có giải pháp sáng tạo; vấn đề quan trọng nhất là sự quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương.

Thực tế, với sự vào cuộc quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở, đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trên cả 3 khía cạnh làm cho xã hội văn minh hơn, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, phòng chống tội phạm, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Đáng chú ý, 44/76 dịch vụ công thiết yếu đã được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tiết kiệm cho nhà nước 2.505 tỷ đồng. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, không tiếp xúc trực tiếp với cơ quan nhà nước, cắt giảm giấy tờ, chi phí đi lại, góp phần hạn chế “tham nhũng vặt”.

 

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: PV

Việc triển khai Đề án 06/CP cũng có nhiều điểm sáng thể hiện trên nhiều số liệu ấn tượng như từ ngày 1/7/2024 đến nay, Bộ Công an đã cấp hơn 4 triệu thẻ Căn cước cho công dân. 12 tiện ích trên ứng dụng VNeID với hơn 246,3 triệu lượt truy cập. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID với hơn 24 nghìn hồ sơ. Hơn 65.786 doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký sử dụng với hơn 489,6 triệu hóa đơn điện tử, truy thu thuế cho cơ quan nhà nước hơn 1.900 tỷ đồng...

Triển khai thanh toán không dùng tiền mặt được đẩy mạnh, nổi bật là, 63/63 địa phương thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho 1.960.749 người với số tiền trên 8.280 tỷ đồng. 72% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm tra xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân tại khu vực đô thị.

Ngày 1/7/2024, Bộ Công an đã chính thức đưa vào vận hành Trung tâm xác thực điện tử. Đến ngày 31/10/2024, thực hiện xác thực thông tin trong thẻ Căn cước: Tổng số 20.900.536 lượt, đã tiếp nhận 923.667 yêu cầu xác thực sinh trắc học với Vietcombank. Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp, triển khai cung cấp dịch vụ xác thực cho một số ngân hàng lớn như BIDV, Viettinbank. Việc đối chiếu dữ liệu sinh trắc, xác định đúng tài khoản, đúng người có căn cước được Bộ Công an cấp, loại bỏ tài khoản sử dụng giấy tờ giả, tài khoản không chính chủ.

Về hệ thống định danh và xác thực điện tử, ông Tấn cho biết trong năm 2024, 47 nhiệm vụ đã được triển khai về xây dựng, phát triển VNeID. Với 4 đợt cao điểm mang lại 5 đột phá gắn với 5 nhóm tiện ích của Đề án 06 góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, mang lại các giá trị thực tế bằng các con số cụ thể cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

 

 

PV

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra