Tất cả chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thứ sáu, 09/05/2025 - 15:00 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Theo Công điện số 59/CĐ-TTg, những năm qua, sản xuất nông lâm thủy sản, nhất là lương thực nước ta luôn ổn định, duy trì được đà tăng trưởng khá, năm sau cao hơn năm trước, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt 62,5 tỷ đô la (là mức cao kỷ lục). Thời gian gần đây, đặc biệt trong thời gian tới tình hình thương mại toàn cầu có thể sẽ có biến động mạnh do thay đổi chính sách thuế quan của một số quốc gia, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu nói chung và sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh chuyển đổi, đa dạng hóa sản phẩm, thị trường để sản xuất theo hướng bền vững.

Ảnh minh họa. (Nguồn: ITN)

Để chủ động ứng phó với các tác động từ bất ổn thương mại, bảo đảm ổn định sản xuất, tiêu thụ nông lâm thủy sản, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Thứ nhất, Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát tình hình, diễn biến thương mại toàn cầu, chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, linh hoạt các giải pháp phù hợp, hiệu quả để chủ động ứng phó với những thách thức do bất ổn thương mại; cung cấp thông tin kịp thời để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông lâm thủy sản chủ động có các giải pháp chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với chính sách nhập khẩu, chính sách thuế quan của các nước nhập khẩu nhằm ổn định sản xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Thứ hai, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tiếp tục tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm để bảo đảm nguồn cung đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước, đồng thời phục vụ xuất khẩu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp phù hợp để bảo đảm sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản, không để đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, bền vững, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các địa phương rà soát quy hoạch, kế hoạch sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng thị trường để chủ động thích ứng linh hoạt với biến động, nhu cầu mới của thị trường; đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa chặt chẽ, tránh gian lận thương mại, nhất là đối với các ngành hàng có nguy cơ lẩn tránh nguồn gốc xuất xứ cao.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung nghiên cứu, đưa vào sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên nghiên cứu ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ bảo quản, chế biến sâu, nhất là đối với những mặt hàng có giá trị cao (như tôm, cá tra, trái cây tươi) để chuyển từ xuất khẩu thô sang các sản phẩm tinh chế, đồ hộp phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp.

Phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan có liên quan chủ động nghiên cứu phương án hỗ trợ thu mua tạm trữ đối với một số mặt hàng có nguy cơ rớt giá tại thời điểm thu hoạch rộ, nhất là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân.

Thứ ba, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Ngoại giao chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, đàm phán với các nước có thị trường tiềm năng để tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhất là các bạn hàng lớn, có các hiệp định FTA với Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, đồng thời triển khai các chương trình kết nối, tổ chức các tuần lễ nông sản, hội chợ hàng Việt để khai thác tiềm năng thị trường trong nước và các thị trường bên ngoài; chủ động có các biện pháp phòng vệ phù hợp để bảo vệ sản xuất trong nước.

Thứ tư, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo giải quyết các vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu, rút ngắn thời gian hoàn thuế VAT, triển khai các chính sách giãn, hoàn thuế, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật để góp phần giảm chi phí tuân thủ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trong nước; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế phù hợp, nhất là đối với hàng hóa nông lâm thủy sản chịu tác động do bất ổn thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới thay thế.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo duy trì và nghiên cứu mở rộng gói tín dụng ưu đãi đối với ngành nông, lâm, thủy sản; tiếp tục cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì sản xuất, tạo điều kiện bảo đảm công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập và đời sống cho người lao động.

Thứ sáu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các giải pháp bảo đảm sản xuất và tiêu thụ nông lâm thủy sản trên địa bàn; chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường kiểm tra, phòng chống gian lận, đội lốt xuất xứ hàng hóa, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, khắc phục tình trạng sử dụng hóa chất có hại đối với sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng hàng nông sản Việt Nam; xử lý nghiêm các trường hợp gian lận xuất xứ, lợi dụng ép giá, thông tin nhiễu loạn, thao túng gây mất ổn định thị trường; chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh an toàn, vệ sinh môi trường, lương thực, thực phẩm tại địa phương mình.

Thứ bảy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu nông lâm thủy sản theo dõi sát thông tin diễn biến thương mại toàn cầu, nhất là chính sách thuế quan của một số thị trường truyền thống để điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, kinh doanh nhằm chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả với biến động của thị trường.

Đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết, đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, hệ thống kho lạnh, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản nông sản, xây dựng thương hiệu.

Thường xuyên nắm bắt chủ trương nhập khẩu nông sản của các nước, tránh để bị động, bất ngờ trước các biến động chính sách của quốc gia nhập khẩu; tăng cường mua dự trữ nông sản, thủy sản, nhất là trong thời điểm thu hoạch rộ để hỗ trợ tiêu thụ cho người dân và phục vụ chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

K. Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

TP. Hồ Chí Minh sau hợp nhất sẽ có 168 đơn vị hành chính cấp phường xã

(ThanhtraVietNam) - Sau khi Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương lần lượt thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sáp nhập, phương án về cơ cấu hành chính mới của TP. Hồ Chí Minh (tên gọi sau hợp nhất) đã được định hình.

Thanh Thủy - Hữu Anh

Hòa Bình: Thành lập đảng bộ cấp xã mới

(ThanhtraVietNam) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa ban hành Đề án về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện, đảng bộ cấp xã cũ; thành lập đảng bộ cấp xã mới.

Phương Thảo

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh biến động thương mại toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 59/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.

K. Dung

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng - Nhân rộng điển hình tiên tiến

(ThanhtraVietNam) - Đó là đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp thứ 11 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

M. Phương

Luật Thanh tra (sửa đổi): Hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

(ThanhtraVietNam) - Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được xây dựng theo hướng tổ chức lại hệ thống thanh tra thành hai cấp, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.

Dương Nguyễn

Tăng cường quản lý thực phẩm chức năng: Hành trình bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả

(ThanhtraVietNam) - Tình trạng thực phẩm chức năng giả mạo, kém chất lượng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng y học ngày càng phát triển, các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm giả đã gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Lan Anh

Bài 1: Nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại Cần Thơ

(ThanhtraVietNam) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra về công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai tại thành phố Cần Thơ; trong đó đã chỉ ra nhiều vi phạm trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng tại địa phương này.

Hữu Anh

Tăng cường quản lý thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Giải pháp đồng bộ từ Bộ Y tế

(ThanhtraVietNam) - Trước thực trạng thuốc giả và thuốc kém chất lượng vẫn len lỏi trên thị trường, gây nguy hại cho sức khỏe người dân và làm suy giảm niềm tin vào hệ thống y tế, Bộ Y tế đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý dược.

Lan Anh

Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi): Bước đột phá hướng tới nền công vụ hiện đại, chuyên nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức hiện hành được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp

Dương Nguyễn

Ông Nguyễn Thiên Văn được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

(ThanhtraVietNam) - Mới đây, ngày 6/5/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 876/QĐ-TTg về việc giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2021 - 2026 cho ông Nguyễn Thiên Văn.

K. Dung

Ông Hoàng Nam được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

(ThanhtraVietNam) - Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 868/QĐ-TTg về việc giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Nam.

M. Phương

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

(ThanhtraVietNam) - Văn phòng Chính phủ mới ban hành văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về việc triển khai tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

K. Dung

Xem thêm