Định hướng nêu rõ, hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật quy định; bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra, trọng tâm là:
1. Thanh tra công tác quản lý nhà nước và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo (KNTC), dư luận xã hội quan tâm;
2. Thanh tra việc thực thi công vụ của CBCCVC nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính nhà nước; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong lĩnh vực tài chính công;
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
4. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại các tổ chức tín dụng, tập trung vào những vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm;
5. Tiếp tục thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;
6. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai;
7. Thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị;
8. Thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng;
9. Thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dầu khí;
10. Thanh tra công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
11. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
12. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
13. Thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc;
14. Thanh tra chuyên đề việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều.
|
|
Luật Thanh tra quy định Thanh tra Chính phủ xây dựng Định hướng chương trình thanh tra trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt |
Đồng thời, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC.
Đáng chú ý, cần tập trung giải quyết KNTC liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nâng cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC theo thẩm quyền, kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt quy định về việc tiếp công dân của người đứng đầu; quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Cùng với đó, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác PCTNTC; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTNTC.
Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa TNTC, nhất là, triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động...
Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; PCTNTC trong khu vực ngoài nhà nước.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về PCTNTC. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Định hướng cũng xác định nhiệm vụ chủ yếu trong các công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; PCTNTC; xây dựng ngành và công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh./.