Một số văn bản tham khảo khi thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Thứ năm, 25/01/2024 14:10
(ThanhtraVietNam) - Kế hoạch thanh tra chuyên đề trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên phạm vi cả nước do Thanh tra Chính phủ ban hành đã yêu cầu việc thanh tra phải đảm bảo chính xác, khách quan; tuân thủ đúng quy định của pháp luật; có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao…Chia sẻ kinh nghiệm thanh tra, Thanh tra viên cao cấp Vũ Hồng Khánh giới thiệu một số văn bản liên quan đến từng nội dung thanh tra để các Đoàn thanh tra tham khảo, áp dụng phù hợp với tình hình cụ thể tại bộ ngành, địa phương và quy định của pháp luật thanh tra.

Cần lưu ý gì khi thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức?

Thanh tra chuyên đề trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức cả nước

Những nội dung cần tập trung khi tiến hành thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (DVC) cho người dân và doanh nghiệp được chia sẻ trong bài “Cần lưu ý gì khi thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức?” đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.

Theo đó, nội dung thanh tra bao gồm: Trách nhiệm quản lý nhà nước về thực hiện TTHC, cung cấp DVC cho cá nhân, tổ chức và việc giải quyết TTHC.

Ngày 29/12/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ đã thành lập Tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện thanh tra của Thanh tra các Bộ, ngành, địa phương về thanh tra chuyên đề trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do Thanh tra viên cao cấp Vũ Hồng Khánh - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp làm Tổ trưởng

Tạp chí Thanh tra tiếp tục đăng tải những văn bản có thể áp dụng đối với từng nội dung thanh tra được chia sẻ bởi Thanh tra viên cao cấp Vũ Hồng Khánh nhằm giúp độc giả, các Đoàn thanh tra thêm một nguồn thông tin tham khảo và vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể tại bộ ngành, địa phương để thực hiện thanh tra theo quy định của pháp luật, theo Kế hoạch và Đề cương hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

I. Đối với nội dung “Trách nhiệm quản lý nhà nước về việc thực hiện TTHC, cung cấp DVC cho người dân, doanh nghiệp”

1.1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành, triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước, của đơn vị về trách nhiệm công vụ của CBCCVC trong giải quyết TTHC, cung cấp DVHCC cho người dân, doanh nghiệp trong thời kỳ thanh tra áp dụng các văn bản sau:

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC

- Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định 63.

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

- Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định 61;

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

- Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và DVC trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Văn bản hợp nhất số 10271/VBHN-VPCP ngày 27/9/2017 của Văn phòng Chính phủ;

- Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC

- Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

1.2. Việc kiểm soát, kiến nghị hoặc ban bành theo thẩm quyền để loại bỏ hoặc chỉnh sửa TTHC không phù hợp, phức tạp, phiền hà; bổ sung thủ tục hành chính cần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tế áp dụng các văn bản sau:

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 sửa đổi một số Điều của Nghị định 63.

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC

1.3. Việc tổ chức vận hành bộ phận một cửa và việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định áp dụng các văn bản sau:

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định 61.

- Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

1.4. Việc công bố, công khai TTHC theo quy định; việc thực hiện công khai, minh bạch quá trình giải quyết; việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC áp dụng các văn bản sau:

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 sửa đổi một số Điều của Nghị định 63.

- Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

- Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và DVC trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC

1.5. Việc kiểm tra, đôn đốc, xử lý đối với CBCCVC trong việc giải quyết TTHC và cung cấp DVC trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp áp dụng các văn bản sau:

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC (Điều 18 và 20), Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định 63.

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC

- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

leftcenterrightdel
Thanh tra viên cao cấp Vũ Hồng Khánh - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tổng hợp, Tổ trưởng Tổ công tác. Ảnh: K.Dung 

II. Đối với nội dung “Việc giải quyết thủ tục hành chính”

2.1. Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm công vụ của CBCCVC trong việc giải quyết TTHC, cung cấp DVHCC cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn thanh tra hồ sơ giải quyết TTHC áp dụng các văn bản sau:

- Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC

- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một của liên thông trong giải quyết TTHC

- Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Thông tư số 01/2018/TT-CPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của NĐ 61/2018/NĐ-CP

- Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC

- Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

- Quyết định của các bộ, ngành, địa phương về thực hiện cơ chế một cửa, công bố danh mục TTHC

2.3. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị áp dụng: Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về quy định hành chính.

Theo Kế hoạch, Thanh tra Chính phủ sẽ trực tiếp thanh tra tại các bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; UBND các tỉnh: Bắc Ninh, Đồng Nai và UBND thành phố Đà Nẵng. Thanh tra cấp bộ tiến hành thanh tra tại các đơn vị trực thuộc bộ; Thanh tra cấp tỉnh sẽ thanh tra tại các quận, huyện, sở, ban, ngành trực thuộc. Thanh tra các bộ, ngành, địa phương kết thúc thanh tra trực tiếp, tổng hợp kết quả trình cấp có thẩm quyền ban hành Báo cáo kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra, đồng thời gửi Thanh tra Chính phủ trước 15/4/2024 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai thanh tra, nếu có khó khăn, vướng mắc về chuyên môn, nghiệp vụ, đề nghị kịp thời báo cáo Tổ công tác, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn, xử lý.

Thái Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra