Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), đến ngày 31/01/2023, chưa có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào trong năm 2023. Điều này hoàn toàn trái ngược với cùng kỳ năm 2022 khi có 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng và 16 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tổng giá trị phát hành lên tới 29.280 tỷ đồng.
Các đợt phát hành được công bố trong tháng 1/2023 hầu hết đều được phát hành vào tháng 12/2022. Trong các đợt phát hành này, nhóm ngân hàng chiếm đa số với 3.269,5 tỷ phát hành trái phiếu riêng lẻ và 10.637,8 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Ba đợt phát hành còn lại đến từ nhóm các công ty chứng khoán và bất động sản, chỉ chiếm khoảng 3%.
Cũng theo thống kê của VBMA, cả năm 2023 sẽ có khoảng 285.000 tỷ đồng trái phiếu tới kỳ hạn đáo hạn. Riêng tháng 1/2023, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là hơn 17.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm bất động sản và xây dựng. Các doanh nghiệp đã thực hiện mua lại hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu trong tháng đầu năm, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2022.
Các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp được công bố trong tháng 1/2023 hầu hết đều được phát hành vào tháng 12/2022. Trong đó, nhóm ngân hàng chiếm đa số với 3.269,5 tỷ phát hành trái phiếu riêng lẻ và 10.637,8 tỷ đồng phát hành ra công chúng. Ba đợt phát hành còn lại chiếm 3%, đến từ nhóm các công ty chứng khoán và bất động sản.
Dự kiến trong tháng 2/2023, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn là hơn 5.200 tỷ đồng, toàn bộ là trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
|
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ở một diễn biến khác, trong tháng 1/2023, Kho bạc Nhà nước phát hành thành công 32.832 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, với lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm mạnh so với cuối tháng 12/2022.
Lãi suất kỳ hạn 10 năm là 4,36%/năm, giảm 29 điểm cơ bản so với cuối tháng trước trong khi kỳ hạn 15 năm giảm 24 điểm cơ bản xuống mức 4,56%/năm.
Trong tháng đầu năm 2023, thị trường trái phiếu chính phủ sơ cấp diễn ra khá sôi động, tỷ lệ trúng thầu cải thiện đáng kể. Theo số liệu từ MBS, khối lượng trái phiếu chính phủ được Kho bạc Nhà nước phát hành thành công đạt 32.832 tỷ đồng trên tổng số 34.000 tỷ đồng chào bán, tỷ lệ phát hành 97%.
Còn trên thị trường chứng khoán, tính đến ngày 31/1/2023, chỉ số VNIndex đóng cửa ở mốc 1.111,18 điểm, tăng 10,3% so với cuối năm 2022. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 222,43 điểm, tăng 8,3% so với cuối năm 2022. Mức vốn hoá thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM ngày 31/1/2023 ước đạt hơn 5,7 triệu tỷ đồng, tăng 9,4% so với cuối năm 2022, tương đương 60,1% GDP ước tính năm 2022. Giá trị giao dịch bình quân đặt 12.118 tỷ đồng/phiên, giảm 39,9% so với bình quân năm trước.
Về thị trường bảo hiểm, đến nay, tổng tài sản ước đạt 817.724 tỷ đồng (tăng 13,66% so với cùng kỳ năm trước); đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 662.835 tỷ đồng (tăng 12,59% so với cùng kỳ năm trước). Cùng đó, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 526.441 tỷ đồng (tăng 14,65% so với cùng kỳ năm trước); tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 163.058 tủ đồng (tăng 6,64% so với cùng kỳ năm trước); tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 21.358 tỷ đồng (tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước)./.