Trái phiếu doanh nghiệp xanh cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững

Thứ hai, 23/05/2022 09:20
(ThanhtraVietNam) - Theo Bộ Tài chính, trong nhiều giải pháp căn cơ để phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), thời gian tới sẽ triển khai phát hành TPDN xanh để huy động vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững; đồng thời, thu hút các nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững.

Kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp

Thị trường TPDN bắt đầu phát triển sôi động từ năm 2011, khi có các Nghị định hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về việc phát hành TPDN. Những năm 2012 - 2016 thì thị trường chỉ phát triển theo quy mô vừa phải, phải đến giai đoạn 2017 - 2020 có sự phát triển đột biến, tổng lượng phát hành trái phiếu theo thống kế đạt khoảng 1.150 nghìn tỷ đồng, gấp 9 lần tổng giai đoạn 2012 - 2016. Sang năm 2021, thị trường trái phiếu lại vươn lên một tầm cao mới khi phát hành hơn 600 nghìn tỷ đồng, sự phát triển đột biến, tăng trưởng rất lớn.

Có thể thấy, đây là một kênh dẫn vốn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận kênh vốn trung dài hạn ngoài nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy vậy, sự tăng trưởng đột biến trong năm vừa qua đi kèm với chất lượng trái phiếu không đồng đều. Có trái phiếu do tổ chức lớn, các công ty uy tín phát hành, nhưng cũng có trái phiếu phát hành từ công ty làm ăn không đàng hoàng dẫn tới nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Hiện nay, TPDN chia thành hai loại gồm phát hành riêng lẻ và phát hành đại chúng. Đối với trái phiếu riêng lẻ chiếm khoảng 95% thị phần trái phiếu phát hành ra. Qua theo dõi thì thấy trái phiếu riêng lẻ đang phát triển rất nóng và trước đây hầu hết là các tổ chức phát hành uy tín, nhưng hiện nay đã xuất hiện một số tổ chức phát hành có phương án sử dụng vốn không đảm bảo dẫn đến nguy cơ đổ vỡ và tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư.

Các chuyên gia tài chính nhận định, trái phiếu cũng là công cụ nợ giống như các khoản vay tại ngân hàng. Do đó, phải đảm bảo việc người nhận khoản tiền vay phải sử dụng vốn đúng mục đích, đúng phương án khả thi đã đưa ra. Nếu không, làm sao đảm bảo được dòng tiền quay về để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các nhà đầu tư. Do đó, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đưa ra một phương án sử dụng vốn và chứng minh phương án đó sẽ có hiệu quả thì các nhà đầu tư mới yên tâm mua trái phiếu, đưa tiền cho doanh nghiệp để thực hiện. Nhưng nếu doanh nghiệp không theo phương án đó mà theo phương án khác thì hoàn toàn xuất hiện rủi ro.

Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, một số doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất bình quân trên thị trường, nhưng không có tài sản đảm bảo, không được bảo lãnh thanh toán, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Tình trạng này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống tài chính.

Ngoài ra, thực tế có nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ có quy mô nhỏ nhưng huy động vốn với khối lượng rất lớn, gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, một số doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất bình quân trên thị trường, nhưng không có tài sản đảm bảo, không được bảo lãnh thanh toán, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản. Tình trạng này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an toàn của cả hệ thống tài chính.

Theo Luật sư Trương Anh Tú, Giám đốc Công ty luật TNHH Trương Anh Tú, để triển khai mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, việc phát triển thị trường TPDN cần được triển khai đồng bộ với các nhóm giải pháp từ hoàn thiện khung khổ pháp lý, hoàn thiện mô hình tổ chức thị trường, nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ thị trường đến tăng cường quản lý giám sát, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả.

leftcenterrightdel
 Ảnh minh họa

Nhiều giải pháp căn cơ để phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cho biết, mục tiêu phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới là phát triển cả về quy mô và độ sâu, nâng cao thanh khoản, đa dạng hoá sản phẩm, phấn đấu đến năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 47%GDP, trong đó quy mô thị trường TPDN đạt 20% GDP, đến năm 2030, quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 58% GDP, trong đó quy mô thị trường TPDN đạt 25% GDP.

Để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ và nhóm các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện trong thời gian tới, theo đó cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trên thị trường TPDN để thị trường phát triển bền vững, minh bạch và hiệu quả. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ, trong đó đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chào bán riêng lẻ để nâng cao chất lượng trái phiếu phát hành…

Cần có chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa các loại hình trái phiếu phù hợp với nhu cầu huy động vốn, thúc đẩy việc chào bán trái phiếu ra công chúng, xây dựng quy chuẩn phát hành trái phiếu xanh để vừa tạo kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa thu hút thêm các nhà đầu tư. Phát triển các sản phẩm TPDN dự án PPP, trái phiếu dự án để thúc đẩy thị trường vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân biệt các chính sách, tiêu chí, tiêu chuẩn của các loại hình nhà đầu tư; tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực phân tích, tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư cá nhân. Trong thời gian tới, sẽ triển khai phát hành TPDN xanh để huy động vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững; đồng thời, thu hút các nhà đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu đầu tư các sản phẩm tài chính bền vững.

Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ thị trường và tăng cường minh bạch, hiệu quả hoạt động thị trường, triển khai thị trường giao dịch TPDN riêng lẻ cho các nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán và nâng cấp chuyên trang thông tin về TPDN. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường thứ cấp TPDN phát hành ra công chúng để thúc đẩy các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng và niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Chú trọng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước thông qua hoạt động giám sát và thực hiện thanh tra, kiểm tra tình hình phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ đối với các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo... Giám sát hoạt động đầu tư, cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán trên thị trườngTPDN.
Hương Sơn
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra