Thành phố Hồ Chí Minh:

Một số nội dung kiến nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh về góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra

Thứ năm, 13/04/2023 09:31
(ThanhtraVietNam) - Tại “Hội thảo tổ chức và hoạt động thanh tra theo yêu cầu của Luật Thanh tra năm 2022” do Thanh tra Chính phủ tổ chức. Đại diện Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã có 8 nội dung kiến nghị để đưa vào dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra 2022. Cụ thể, theo đại diện Thanh tra sở cho biết:

Một là, về phạm vi điều chỉnh:

Tại khoản 3 Điều 89 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Việc bảo quản, trông giữ tài sản, giấy phép, chứng chhành nghề thực hiện theo quy định của Chính phủ”; tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra chưa quy định chi tiết nội dung này.

Tại khoản 2 Điều 115 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Căn cứ vào quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan khác của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ theo quy định của Chính phủ để giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ quan, đơn vị mình”. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra chưa quy định chi tiết nội dung này.

Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị cần rà soát, bổ sung phạm vi điều chỉnh tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội thảo (Ảnh: Đình Thuyết) 

Hai là, về tiêu chuẩn của Trưởng đoàn thanh tra:

Tại khoản 3 Điều 89 Luật Thanh tra năm 2022 quy định: Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên”.

Tuy nhiên, dự thảo Nghị định quy định: Trưởng đoàn thanh tra phải từ thanh tra viên hoặc tương đương trở lên” là chưa đúng tinh thần, nội dung Luật Thanh tra năm 2022. Ngoài ra, dự thảo Nghị định chưa quy định về Phó Trưởng đoàn thanh tra.

Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị giữ nguyên theo đúng quy định của Luật Thanh tra: Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người đã được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên”.

Ba là, về các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra:

Tại điểm a khoản 1 Điều 29 dự thảo Nghị định quy định: “Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra: a) Người có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung quy định chi tiết: “Người có cổ phần chi phối/ cổ đông sáng lập tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra” vì hiện nay, có thể có người đã mua chứng khoán của các công ty đại chúng trên các sàn giao dịch chứng khoán, khi người đó tham gia Đoàn thanh tra sẽ vô tình vi phạm quy định nêu trên.

Bố là, về phong tỏa tài khoản của đối tượng thanh tra:

Về căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản:

Tại Điều 40 dự thảo Nghị định quy định: “Căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản: 1. Đối tượng thanh tra có dấu hiệu tẩu tán tài sản… 2. Đối tượng thanh tra không thực hiện đúng thời gian giao nộp tiền, tài sản theo quyết định thu hồi tiền, tài sản của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bổ sung thêm căn cứ để yêu cầu phong tỏa tài khoản: “Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt” để phù hợp quy định tại Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Về trình tự, thủ tục tiến hành phong tỏa tài khoản:

Để thực hiện được quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản, cơ quan thanh tra phải có thông tin tài khoản của đối tượng thanh tra tại Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên thực tế, qua trao đổi với Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11/09/2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước không có thẩm quyền khai thác hoặc yêu cầu Tổ chức tín dụng cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho đối tượng khác.

Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bảo đảm tính khả thi, hiệu quả khi thực hiện quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản nhằm nâng cao hiệu lực thi hành của Nghị định.

leftcenterrightdel
Dại diện Thanh tra Sở kế hoạch và Đầu tư TPHCM tham luận tại hội thảo (Ảnh: Đình Thuyết) 

Năm là, về thanh tra lại:

Tại Luật Thanh tra năm 2022 và Chương III dự thảo Nghị định chưa quy định về việc khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra lại (chưa có Kết luận về nội dung thanh tra lại) thì Kết luận thanh tra trước đó có được tiếp tục thực hiện hay bị đình chỉ. Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, bổ sung thêm nội dung này tại dự thảo Nghị định.

Sáu là, về giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra:

Về thời hạn giải quyết kiến nghị, phản ánh:

Tại khoản 3 Điều 61 dự thảo Nghị định quy định: “Thời hạn giải quyết kiến nghị, phản ánh quy định tại khoản 1 Điều này là 05 ngày. Thời hạn giải quyết kiến nghị, phản ánh quy định tại khoản 2 Điều này là 15 ngày.

Do đó, để tăng tính khả thi và hiệu quả giải quyết kiến nghị, phản ánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị sửa đổi thành: “Thời hạn giải quyết kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra là 10 ngày”.

Về thực hiện quyền kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra:

Nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định của nền hành chính, bảo đảm cho việc giải quyết kiến nghị, phản ánh được nhanh chóng, có hiệu quả hơn và tránh trường hợp hoạt động thanh tra đã diễn ra từ nhiều năm trước, các kết luận thanh tra, kiến nghị đã được thực hiện và các vấn đề liên quan có thể được thực hiện qua nhiều quy định pháp luật, các đối tượng thanh tra được thực hiện quyền kiến nghị, phản ánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung thêm quy định: “Trong thời hạn thanh tra, đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quyền kiến nghị, phản ánh về thời gian làm việc, phương pháp làm việc của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra”.

Bảy là, về giải quyết kiến nghị nội dung trong Kết luận thanh tra:

Tại khoản 3 Điều 63 dự thảo Nghị định quy định: “… trường hợp xét thấy kiến nghị về các biện pháp xử lý trong kết luận thanh tra là có căn cứ thì ban hành quyết định xử lý phù hợp theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.

Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung thêm quy định hướng dẫn chi tiết về quyết định xử lý, cụ thể về các biện pháp xử lý (đình chỉ thực hiện Kết luận thanh tra hoặc sửa đổi, bổ sung Kết luận thanh tra hoặc xử lý kỷ luật…).

Tám là, về xử lý vi phạm trong thực hiện Kết luận thanh tra:

Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bổ sung quy định về thời hạn xử lý vi phạm trong thực hiện Kết luận thanh tra, cụ thể các cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét xử lý vi phạm trong thực hiện Kết luận thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc sau thời hạn theo dõi; đôn đốc; kiểm tra mà Kết luận thanh tra vẫn chưa được thực hiện xong./.

Đình Thuyết
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra