Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thứ sáu, 24/03/2023 17:15
(ThanhtraVietNam) - Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từng bước đi vào nề nếp, góp phần hạn chế thất thoát tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi trường sinh thái. Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa thật chặt chẽ dẫn đến nhiều những tồn tại, hạn chế cần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Lâm Đồng, sau 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/8/2015; các cấp chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương; công tác cải cách thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản ngày càng được tăng cường; các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khoáng sản cơ bản tuân thủ quy định pháp luật...; qua đó, đưa công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh từng bước đi vào nề nếp, góp phần hạn chế thất thoát tài nguyên khoáng sản, hủy hoại môi trường sinh thái; giữ gìn an ninh trật tự, không đế các điếm nóng xảy ra trên quy mô lớn kéo dài và được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kiếm toán Nhà nước đánh giá cao trong quá trình thanh tra, kiểm toán tại địa phương.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa thật chặt chẽ, việc khai thác khoáng sản trái phép, không phép, tập kết, vận chuyến, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt đế, nhất là hoạt động khai thác đất san lấp, cát, sỏi lòng sông, suối, vàng, thiếc, cao lanh; một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chậm triển khai, có nơi xảy ra tình trạng ghim hàng, nâng giá làm ảnh hưởng tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; ngoài ra, trong quá trình hoạt động còn đề xảy ra vi phạm, làm thất thoát tài nguyên khoáng sản, chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là tiền cấp quyền khai thác,...

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; UBND các huyện, thành phổ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình tập trung thực hiện các nội dung sau:

leftcenterrightdel
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đông 

Thứ nhất, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và triển khai thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, môi trường liên quan đến hoạt động khoáng sản; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng, xuất khẩu và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng; sở, ngành chức năng và chính quyền địa phương các cấp trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không phép trên địa bàn (đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, vàng, thiếc, cao lanh); xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, liên tục của địa phương và các sở, ngành chức năng liên quan. Nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép hoặc thành lập bến, bãi tập kết khoáng sản trái phép diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý dứt điểm hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu.

Thứ ba, phát huy vai trò giám sát cùa các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị- xã hội và của người dân; kịp thời phản ánh, thông tin về tình hình khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có).

Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, nhất là các hành vi: không lắp đặt camera giám sát, trạm cân; các hành vi gian lận, khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; khai thác gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác động xấu đến cảnh quan môi trường; các trường hợp kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ; buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản trái phép... Đồng thời, tổ chức ra quân thực hiện việc xóa bỏ các bến bãi tập kết khoáng sản trái phép trên địa bàn (đặc biệt là cát, sỏi); rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định.

Thứ năm, kịp thời ngăn chặn có hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là khoáng sản cát, sỏi lòng sông, suối trên địa bàn.

Thứ sáu, chỉ đạo các Chủ đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh quản lý chặt chẽ việc nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các công trình (đặc biệt là công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước), trong đó: xem xét nguồn gốc hợp pháp của vật liệu xây dựng đã sử dụng; kiên quyết không nghiệm thu, thanh quyết toán công trình đối với trường hợp sử dụng vật liệu xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp, không có hóa đơn, chứng từ theo quy định. Đối với các dự án nạo vét dòng chảy, lòng hồ thủy điện, thủy lợi có thu hồi khoáng sản, chỉ thanh toán khối lượng đã đăng ký thu hồi theo quy định.

Thứ bảy, nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông dòng chảy, việc san gạt, cải tạo mặt bằng, cải tạo đất, đào ao, hồ đế khai thác khoáng sản trái phép; các trường hợp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường, gây sạt lở bờ sông nghiêm trọng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh nếu đế xảy ra tình trạng vi phạm nêu trên tại địa phương mình.

Thứ tám, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt các hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản và hồ sơ dự án đầu tư, đám báo giảm thiểu tối đa việc tác động tiêu cực đến môi trường; đấy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tạm thời không xem xét giải quyết các hồ sơ của các đơn vị nợ nghĩa vụ tài chính với nhà nước, vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động cho đến khi doanh nghiệp khắc phục xong các tồn tại, vi phạm.

Rà soát, tham mưu đề xuất giải pháp xử lý dứt điểm và kiên quyết thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án khai thác, chê biến khoáng sản chậm triển khai, vi phạm tiến độ đầu tư; các mỏ khoáng sản đà được phê duyệt trữ lượng nhưng chậm triển khai các bước tiếp theo; các mỏ khoáng sản không tổ chức khai thác, không nộp hoặc nộp nhưng không đầy đủ tiền cấp quyền khai thác.

Thứ chín, tăng cường công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tinh Lâm Đông, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo sự công bằng về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước cho tất cả các thành phần kinh tế; xử lý nghiêm các đơn vị có dấu hiệu găm hàng tạo sự khan hiếm vật liệu xây dựng trên thị trường đế trục lợi.

An Khang
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra