Tất cả chuyên mục

APG hỗ trợ Việt Nam thực thi Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền

Thứ năm, 14/09/2023 - 09:13 (GMT+7)

(ThanhtraVietNam) - Đoàn công tác của Ban Thư ký nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) làm việc tại Việt Nam để hỗ trợ thực thi Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam tham dự với tư cách Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ là Thành viên Ban Chỉ đạo

Theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 12/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ là một trong các Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng Ban, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là Phó Trưởng ban thường trực.

Các thành viên khác là lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ: Quốc phòng, Tư pháp, Ngoại giao, Nội vụ, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Giúp việc Ban Chỉ đạo là Tổ Thường trực giúp việc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định thành lập và điều hành, thành viên bao gồm đại diện các bộ, ngành có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo.

Ngoài nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp về phòng, chống rửa tiền; chỉ đạo, điều phối hoạt động, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống rửa tiền trên lãnh thổ Việt Nam, Ban Chỉ đạo còn phải giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam trong APG và kế hoạch tiến tới thực hiện đầy đủ 40 Khuyến nghị của FATF…

Rất cần hiểu rõ các quy định, quy trình, yêu cầu

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 11 đến 13/9/2023, Đoàn Công tác của Ban Thư ký Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG) và các nhà tài trợ sẽ làm việc để trao đổi về một số nội dung hỗ trợ Việt Nam trong thực thi Kế hoạch hành động (KHHĐ) về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL) do Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) chỉ định đã được Chính phủ Việt Nam cam kết với FATF ngày 16/6/2023.

Theo đó, việc thực hiện KHHĐ trong khoảng thời gian ngắn (2 năm) để ra khỏi Danh sách giám sát tăng cường của Nhóm rà soát các vấn đề về hợp tác quốc tế (ICRG) thuộc FATA là một thách thức rất lớn.

Hiểu rõ các quy định, quy trình, yêu cầu của ICRG/FATF để triển khai cụ thể nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra thực hiện KHHĐ thành công là hết sức quan trọng.

Với tư cách Thành viên Ban Chỉ đạo, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam đã tham dự buổi làm việc với Đoàn công tác APG.

Đại diện Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) thuộc Thanh tra Chính phủ là một trong các Thành viên Tổ giúp việc thực hiện các hành động sau đánh giá đa phương của APG đối với Việt Nam cũng tham dự buổi làm việc với Đoàn APG theo chương trình do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước) tổ chức trong các ngày 12 và 13/9/2023.

Tại các buổi làm việc, Đoàn công tác APG trực tiếp trao đổi, làm rõ các quy định, quy trình và yêu cầu của FATA cũng như đề xuất các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cho các Bộ, ngành của Việt Nam.

Buổi làm việc giữa APG và Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền. Ảnh: sbv.gov.vn

Đánh giá cao vai trò thành viên APG của Việt Nam

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh sẽ nỗ lực phối hợp cùng các Bộ, ngành để nghiên cứu, đưa ra cách thức triển khai cụ thể, khả thi trong hoàn cảnh Việt Nam để thực hiện cam kết với FATF, xây dựng triển khai cơ chế phòng, chống rửa tiền của Việt Nam đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế.

Phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác APG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, kể từ khi Báo cáo đánh giá đa phương về Việt Nam lần 2 do APG thực hiện được công bố vào tháng 2/2022, Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận một cách có cầu thị những thiếu hụt trong cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL đã chỉ ra.

Đồng thời, đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành hữu quan phối hợp chặt chẽ với APG để triển khai những hành động đề xuất nhằm khắc phục những thiếu hụt. Cụ thể, đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL (gọi tắt là Kế hoạch 941); Ngân hàng Nhà nước đã ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số văn bản pháp lý chủ chốt điều chỉnh công tác phòng chống rửa tiền tại Việt Nam; Chính phủ đã chỉ đạo NHNN với tư cách là cơ quan đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2018 - 2022 và sự phối hợp tích cực của các Bộ, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ đưa ra trong Kế hoạch 941.

Nhìn nhận tích cực về những nỗ lực mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành trong việc phối hợp triển khai thực hiện cơ chế PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL, Phó Tổng thư ký APG David Shannon đánh giá cao việc Ngân hàng Nhà nước đã sát sao và thường xuyên trao đổi với APG về các kế hoạch và định hướng trong việc ban hành và giám sát các hoạt động PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL với tư cách là một thành viên của nhóm.

Ngô Tân

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán trong đăng ký tư cách công ty đại chúng

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính ban hành quy định về đăng ký, hủy tư cách công ty đại chúng, báo cáo vốn điều lệ đã góp được kiểm toán kèm điều kiện, trong đó phân định rõ trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngô Tân

Quyết liệt chấn chỉnh kỷ cương, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp

(ThanhtraVietNam) - Trước những tín hiệu tích cực lẫn thách thức đan xen của môi trường kinh doanh được phản ánh qua các chỉ số PCI và PGI năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 63/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan quyết liệt chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, khắc phục hạn chế, nhằm tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

PV

Đề xuất phạt đến 2 tỷ đồng cho hành vi gian lận trên thị trường tài sản mã hóa

(ThanhtraVietNam) - Trước bối cảnh Việt Nam nằm trong nhóm đầu thế giới về giao dịch tài sản mã hóa nhưng thiếu vắng khung pháp lý, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Nghị định mới, đề xuất các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền hàng tỷ đồng và đình chỉ hoạt động đối với các hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián và vi phạm của các nhà cung cấp dịch vụ.

PV

Ninh Bình phấn đấu ít nhất 20% sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là công nghệ cao vào năm 2030

(ThanhtraVietNam) - Với quyết tâm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và bền vững, UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành kế hoạch chi tiết triển khai Đề án phát triển công nghiệp công nghệ cao. Một trong những mục tiêu then chốt được đặt ra là đến năm 2030, giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao sẽ chiếm từ 20-25% trong tổng giá trị của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh.

PV

Tập đoàn TH khánh thành Nhà máy chế biến sữa công suất hàng đầu Liên Bang Nga

(ThanhtraVietNam) – Ngày 11/5/2025, tại huyện Borovsk, tỉnh Kaluga, Tập đoàn TH (Việt Nam) tổ chức Lễ Khánh thành Nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH. Sự kiện đánh dấu bước tiến bền vững mới trong Dự án Tổ hợp chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao của TH tại Liên bang Nga.

Hải Phòng đặt mục tiêu phát triển kinh tế số đạt 35% GRDP trong năm 2025

(ThanhtraVietNam) - UBND thành phố ban hành Kế hoạch toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực trọng điểm, hướng tới xây dựng nền kinh tế hiện đại và bền vững.

PV

Cảnh báo của Bộ Công an về đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo

(ThanhtraVietNam) - Dùng hình ảnh cá nhân có ngoại hình đẹp, đối tượng lừa đảo tương tác bài viết có nội dung cho thuê, bán bất động sản, gửi yêu cầu kết bạn, sau đó, chủ động nói chuyện sang chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc…để chiếm cảm tình của nạn nhân và dụ dỗ tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo.

Ngô Tân

Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì loạt sai phạm nghiêm trọng

(ThanhtraVietNam) - Không lưu giữ đầy đủ báo cáo phân tích, vi phạm quy định về phòng chống rửa tiền, bố trí nhân sự không đạt chuẩn, không đảm bảo đầy đủ thông tin trong hồ sơ chào bán trái phiếu và thay đổi phương án sử dụng vốn không qua cổ đông… là loạt hành vi vi phạm khiến Công ty Chứng khoán Alpha (APSC) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hơn 1 tỷ đồng cùng với nhiều biện pháp khắc phục nghiêm ngặt được yêu cầu áp dụng.

Minh Bạch

Quỹ KIM của Hàn Quốc bị phạt và đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định báo cáo

(ThanhtraVietNam) - Uỷ ban chứng khoán nhà nước vừa ra quyết định xử phạt nặng đối với một trong những quỹ đầu tư nước ngoài do không tuân thủ quy định về công bố thông tin giao dịch.

PV

Quy định mới về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

(ThanhtraVietNam) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán.

PV

Cơ chế thử nghiệm fintech chính thức được triển khai từ 1/7/2025

(ThanhtraVietNam) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, cho phép thử nghiệm ba loại giải pháp fintech gồm chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua API mở và cho vay ngang hàng với thời gian tối đa 2 năm.

PV

Nam A Bank nhận giải thưởng VietNam ESG Awards

(ThanhtraVietNam) - Tại Diễn đàn ESG Việt Nam lần thứ nhất chủ đề “Chiến lược phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới”, Nam A Bank nhận giải thưởng ESG Việt Nam 2024 (Vietnam ESG Awards 2024). Đây là thành quả cho những nỗ lực của ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính xanh, ứng biến mạnh mẽ với xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững.

PV

Xem thêm