Trên thực tế, quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thời gian qua đã tương đối đầy đủ, đồng bộ như: Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022, Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Đoàn đánh giá đa phương của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương (APG) cũng đã có những nội dung khuyến nghị, yêu cầu cụ thể cùng với các hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) đối với lĩnh vực phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt của Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành Kế hoạch số 5311/KH-TCHQ ngày 08/12/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 2210/QĐ-BTC ngày 04/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
|
|
Tổng cục Hải quan. Ảnh: PV |
Với vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Bộ Tài chính trong công tác phòng, chống rửa tiền; chống tài trợ, phòng chống khủng bố, Tổng cục Hải quan đã thực hiện các nhiệm vụ của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền quốc gia, Tổ giúp việc sau đánh giá đa phương APG, Nhóm đánh giá rủi ro quốc gia về phòng chống rửa tiền trong việc tổng hợp số liệu, báo cáo, tham gia ý kiến, đánh giá rủi ro của ngành Hải quan liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ, phòng, chống khủng bố.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xác minh nguồn tiền liên quan đến các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Tổng cục Hải quan mới đây cũng có yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan triển khai một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin về cá nhân nhập cảnh, xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý, công cụ chuyển nhượng trên mức quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải khai báo hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và cung cấp các thông tin này cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi có yêu cầu hoặc khi có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 5311/KH-TCHQ ngày 08/12/2022 của Tổng cục Hải quan về triển khai thực hiện Quyết định số 2210/QĐ-BTC ngày 04/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động về phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025 theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công,…
Thứ ba, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan của Tổng cục Hải quan về công tác phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biển vũ khí huỷ diệt hàng loạt, trong đó lưu ý tăng cường kiểm tra, xác minh nguồn tiền liên quan đến các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với các lực lượng chức năng của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Quốc phòng... để xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bổ, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của pháp luật.
Điều 51, Luật Phòng, chống rửa tiền quy định về Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chứng khoán, dịch vụ kế toán, trò chơi điện tử có thưởng, casino, xổ số, đặt cược và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống rửa tiền đối với đối tượng báo cáo thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó có căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo đó.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; thực hiện đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đối với lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này.
|