Vị trí mới của Cục Phòng, chống rửa tiền tại Ngân hàng Nhà nước

Thứ ba, 12/11/2024 14:31
(ThanhtraVietNam) - Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa Cục Phòng, chống rửa tiền tới vị trí mới vào đầu năm 2025. Nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố có được Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiếp tục thực hiện?

Doanh nghiệp kinh doanh đất, cát, đá, sỏi vào "tầm ngắm" thanh tra thuế

Ý kiến của Tổng cục Thuế về quản lý sàn thương mại điện tử kiểu Temu

Những lĩnh vực vào “tầm ngắm” của Thanh tra Chính phủ

Định hướng các lĩnh vực sẽ thanh tra trong năm 2025

Chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước

Nhập 1, bổ sung 1

Ngày 6/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102 ngày 12/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26 ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43 ngày 17/5/2019).

Theo Nghị định số 146, từ 5/1/2025, cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm: Vụ Chính sách tiền tệ; Vụ Quản lý ngoại hối; Vụ Thanh toán; Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kiểm toán nội bộ; Vụ Pháp chế; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Truyền thông; Văn phòng; Cục Công nghệ thông tin; Cục Phát hành và kho quỹ; Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; Cục Phòng, chống rửa tiền; Cục Quản trị; Sở Giao dịch; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Viện Chiến lược ngân hàng; Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; Thời báo Ngân hàng; Tạp chí Ngân hàng; Học viện Ngân hàng và các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước có sự thay đổi so với hiện nay là: Nhập Vụ Dự báo, thống kê và Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính thành Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính và bổ sung đơn vị là Cục Phòng, chống rửa tiền.

Cái tên Cục Phòng, chống rửa tiền đã xuất hiện trong cơ cấu tổ chức của  Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng từ nhiều năm trước.

Cụ thể, theo Quyết định số 20 ngày 12/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước gồm 8 đơn vị: Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; Văn phòng; Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Cục Phòng, chống rửa tiền và 3 Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I, II, III.

Như vậy, khi Nghị định mới có hiệu lực, từ 5/1/2025, vị trí mới của Cục Phòng, chống rửa tiền sẽ ngang hàng với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước.

leftcenterrightdel
Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước giữ quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng sau khi người tiền nhiệm là ông Nguyễn Tuấn Anh được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị Vietcombank. Ảnh: TM

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra

Nghị định số 146 quy định, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:

Ngày 15/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 71 về Kế hoạch thực hiện sau đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền giai đoạn 2018-2022 với 47 hành động cụ thể được xếp vào 7 nhóm, bao gồm, nhóm các biện pháp liên quan công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền.

Chính phủ xác định sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro về rửa tiền đối với đối tượng báo cáo trong các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của các bộ ngành; nâng cao tính tuân thủ của các đối tượng báo cáo, đặc biệt đối tượng hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro rửa tiền cao, trung bình cao (ngân hàng, bất động sản) trong thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Một là, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Hai là, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Ba là, Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh). 

Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Nghị định số 146 đã nêu, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không còn thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Cũng theo Nghị định số 146, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng.

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ một số cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại, theo Nghị định số 146, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ban hành quyết định thanh tra.

Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh./.

Ngô Tân

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra