Đề cao tầm quan trọng của công tác tiếp công dân ở cơ sở

Thứ ba, 09/07/2024 10:10
(ThanhtraVietNam) - Cùng với những kết quả tích cực, trong thời gian qua, công tác tiếp công dân ở các cấp vẫn còn những hạn chế, bất cập. Do đó, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế của công tác này.

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2030

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Hội nghị Quân ủy Trung ương

Cấp gần 130 nghìn căn cước cho công dân dưới 14 tuổi

Kết quả kiểm tra phòng, chữa cháy ở Hà Nội

Điều tra sai phạm của Doanh nghiệp Tuấn Dung sau kết luận thanh tra Vinataba

Phương thức mới của tội phạm mua bán người

Công tác tiếp dân luôn được các cơ quan, đơn vị địa phương quan tâm triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trên cả nước, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã thành lập Ban tiếp công dân; các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và UBND cấp xã phân công, bố trí công chức phụ trách, tham mưu, thực hiện công tác tiếp công dân.

Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện quy định của pháp luật về việc bố trí địa điểm, trang bị phương tiện phục vụ công tác tiếp công dân; chi trả chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức. Đồng thời, ban hành quy chế, nội quy tiếp công dân, thông báo công khai lịch tiếp công dân; mở sổ và ghi chép nội dung tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, lưu trữ hồ sơ và tài liệu liên quan.

Tuy nhiên, cùng với các kết quả đạt được, công tác tiếp dân vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, như: Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã ở một số nơi còn ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân định kỳ. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa bố trí địa điểm tiếp công dân thuận lợi, chưa trang bị các điều kiện vật chất cần thiết (máy tính, tủ hồ sơ...); nội quy, quy chế tiếp công dân chậm cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; chưa niêm yết hoặc niêm yết các văn bản hướng dẫn quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã hết hiệu lực.

leftcenterrightdel
 Một buổi tiếp công dân tại UBND thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: hoangmai.nghean.gov.vn)

Đáng nói, văn bản thông báo lịch tiếp công dân của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chưa thể hiện rõ thành phần tham dự; việc ghi chép sổ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa thực hiện đầy đủ; công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu chưa đầy đủ, khoa học; việc phân công công chức cấp xã thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân chưa đúng quy định.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân; chưa quan tâm bố trí kinh phí để chi trả chế độ, chính sách cho công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn. Một bộ phận công chức tham mưu về công tác tiếp công dân còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ; việc bố trí công tác đối với công chức tiếp công dân không ổn định, chưa chủ động nghiên cứu, cập nhật văn bản mới để nâng cao trình độ, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ.

Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân ở cơ sở trong thời gian tới, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác tiếp dân. Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại với công dân và đề cao công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức và Nhân dân nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh điểm nóng, phức tạp, giảm số lượng đơn khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội.

Thứ hai, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị mới phát sinh ngay từ cơ sở; tiếp tục rà soát, giải quyết theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết dứt điểm các vụ việc còn kéo dài, nhất là các vụ việc liên quan đến đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng các công trình, dự án tại địa phương.  

Thứ ba, thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế tiếp công dân, nội quy tiếp công dân phù hợp quy định pháp luật hiện hành; thực hiện niêm yết công khai tại địa điểm tiếp công dân đúng quy định. Cập nhật, hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được đầy đủ, khoa học.

Thứ tư, quan tâm bố trí ngân sách thực hiện các nhiệm vụ chi, mức chi bồi dưỡng, chi trang phục đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định./.

Đỗ Văn Nhân
Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra