Đột phá từ mô hình tiếp công dân trực tuyến

Thứ bảy, 28/12/2024 10:15
(ThanhtraVietNam) - Năm 2024, công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã ghi nhận những chuyển biến tích cực, đặc biệt nhờ việc triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến tại nhiều địa phương không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng khiếu kiện vượt cấp mà còn tạo tiền đề quan trọng cho việc hiện đại hóa hoạt động thanh tra, giải quyết các vấn đề nóng một cách hiệu quả và minh bạch hơn trong giai đoạn tới.

Tại hội nghị Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban tiếp công dân trung ương (TCDTW) cho biết, năm 2024, công tác tiếp công dân (TCD) và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) tiếp tục được triển khai trong bối cảnh có nhiều thách thức song cũng không ít cơ hội. Với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Chính phủ cùng nỗ lực của toàn ngành Thanh tra, công tác này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định trật tự xã hội và phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị lớn của đất nước.

leftcenterrightdel

 Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương tham luận tại hội nghị. (Ảnh: Minh Nguyệt)

Hạn chế tình trạng công dân phải khiếu kiện vượt cấp

Theo Trưởng ban Tiếp công dân trung ương Nguyễn Hồng Điệp, trong năm 2024, trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, Trụ sở TCDTW đã tiếp 8.494 công dân đến trình bày 3.552 vụ việc, trong đó có 267 đoàn đông người. So với năm 2023, số lượt người giảm 15,7% (8.494/10.073); số vụ việc giảm 2,4% (3.552/3.640); số lượt đoàn đông người giảm 22,4% (267/344).

Về xử lý đơn thư, năm 2024 Ban TCDTW đã nhận và phân loại, xử lý 12.927 đơn, trong đó có 4.218 đơn đủ điều kiện xử lý. So với cùng kỳ, số đơn đã xử lý giảm 2,7% (12.927/13.291); số đơn đủ điều kiện xử lý giảm 23,2% (4.218/5.494).

Nhìn chung, các tiêu chí số lượt người, số vụ việc, số đoàn đông, số đơn nhận được đều giảm so với năm 2023, Tuy vậy, tình hình khiếu kiện của công dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn có những diễn biến phức tạp, nhất là các đoàn đông người có xu hướng về lại trung ương để khiếu kiện, đặc biệt trong thời gian diễn ra các kỳ họp của Trung ương, Quốc hội. Đáng chú ý, tần suất xuất hiện các vụ việc cũ với hình thức, thái độ khiếu kiện gay gắt, bức xúc có xu hướng tăng; trong số này, Trụ sở TCDTW thống kê có 193 vụ việc với 258 lượt đoàn đông người (Hà Nội 47 đoàn, TP Hồ Chí Minh 18 đoàn, Bắc Giang 14 đoàn, Bắc Ninh 9 đoàn…), nhiều đoàn khiếu kiện đem theo cả trẻ em cùng tham gia.

Về nội dung khiếu kiện, ông Điệp cho biết, bên cạnh vụ việc khiếu kiện thuộc lĩnh vực cũ như đất đai, tôn giáo, môi trường, sở hữu chung/riêng chung cư… đã phát sinh từ những năm trước, chưa được giải quyết dứt điểm thì đã phát sinh thêm các vụ việc mới như: đất đai nông, lâm trường; các dự án năng lượng tái tạo; chia/tách/dồn điểm trường; mua, bán trái phiếu, hợp đồng góp vốn…

Về kết quả rà soát các vụ việc KNTC kéo dài, về cơ bản đã tổng hợp đầy đủ kết quả rà soát cuối cùng giai đoạn 2019 - 2023 với danh sách 1.003 vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài được rà soát théo Quyết định 1849/QĐ-TTg và Kế hoạch 363/KH-TTCP (chỉ còn 01/1.003 vụ việc của địa phương không báo cáo); kết quả rà soát đã được nhập liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Đến nay, trong danh sách 1.003 vụ việc đã được Thanh tra Chính phủ và địa phương rà soát, chỉ có 154 vụ việc (tương ứng với 15,35%) công dân còn tiếp khiếu tại Trụ sở TCDTW, phần lớn trong số này là các vụ việc trong danh sách 35 vụ việc của Tổ công tác Thủ tướng và danh sách 221 việc do Thanh Chính phủ chuyển về địa phương để rà soát.

Liên quan tới việc tổng kết Chỉ thị số 35/-CT-TW, Ban TCDTW đã chủ động tham mưu, đề xuất triển khai sớm việc tổng kết Chỉ thị số 35/-CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ban TCDTW đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như dự thảo Báo cáo tổng kết của Bộ Chính trị; dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị; Dự thảo báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ và báo cáo chuyên đề phục vụ tổng kết của Thanh tra Chính phủ.

Trong công tác phục vụ Đại hội Đảng đã triển khai Kết luận 01-KL/TBTCPV ngày 03/5/2024 của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV, Ban TCDTW đã tham mưu ban hành Kế hoạch số 1233/KH-TTCP ngày 13/6/2024 phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội đảng, đồng thời dự thảo văn bản chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư tại Văn bản số 53-CV/TW ngày 17/9/2024 và dự thảo chỉ đạo của Ban cán sự đảng Chính phủ cũng như tham mưu văn bản để Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.

Đáng chú ý là viêc triển khai Mô hình TCD trực tuyến, đến thời điểm này, đã có 45/63 địa phương thực hiện kết nối trực tuyến với Trụ sở TCDTW để phục vụ Đại hội Đảng theo chỉ đạo của đồng chí Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ; Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tiếp dân định kỳ theo hình thức trực tuyến với vụ việc tại Tuyên Quang, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Thanh Hóa.

Thanh tra Chính phủ cũng đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai mô hình tiếp công dân trực tuyến (VB số 2469/TTCP-BTCDTW ngày 28/11/2024) và được Phó Thủ tướng Thường trực chỉ đạo triển khai thực hiện mô hình đồng bộ, kịp thời, hiệu quả tại các cấp chính quyền của địa phương (VB 9231/VPCP-V.I ngày 16/12/2024).

leftcenterrightdel
 Vận hành mô hình tiếp công dân trực tuyến tại Ban TCDTW. (Ảnh: LA).

Coi công tác tiếp công dân là nhiệm vụ trọng tâm

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến công tác TCD, giải quyết KNTC nói chung, đặc biệt là công tác phối hợp phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Bên cạnh đó, tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu đã được nâng cao rõ rệt, và xem công tác TCD, giải quyết KNTC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, xem đây là chìa khóa, nền tảng quan trọng để ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn tại địa phương để phát triển kinh tế - xã hội.

Các địa phương cũng đã chủ động ban hành các Kế hoạch, thành lập các Tổ công tác, sẵn sàng các phương án, kịch bản, chủ động công tác phối hợp trong: (1) kiểm tra, rà soát các vụ việc kéo dài; (2) triển khai công tác phục vụ Đại hội Đảng theo VB 53-CV/TW, KH 1233/KH-TTCP, trong đó phần lớn Trụ sở TCD cấp tỉnh đã kết nối trực tuyến với Trụ sở TCDTW để phục vụ Đại hội Đảng và từng bước triển khai Mô hình đại trà tại địa phương.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Trụ sở TCDTW với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội và các địa phương. Theo đó, trong thời gian tết Nguyên đán 2024 đã vận động 124 công dân của 33 tỉnh, thành phố trở về địa phương; trong thời gian phục vụ kỳ họp thứ 9 của Trung ương, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV,  22 Tổ công tác của các địa phương, tuyên truyền, vận động 136 công dân trở về địa phương.

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa thực sự chú trọng công tác TCD. Việc rà soát, giải quyết khiếu nại đôi khi còn mang tính hình thức, chậm báo cáo hoặc không thực hiện đúng quy định. Cơ sở dữ liệu quốc gia về TCD và giải quyết KNTC còn nhiều hạn chế, khó sử dụng và không đảm bảo tính đồng bộ. Sự cố an ninh mạng gần đây cũng gây mất mát dữ liệu, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và xử lý thông tin.

Để nâng cao hiệu quả công tác TCD và giải quyết KNTC trong thời gian tới, Trưởng ban TCDTW Nguyễn Hồng Điệp, cần triển khai đồng bộ các giải pháp trong thời gian tới./.

Lan Anh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra