Thành phố Hồ Chí Minh:

Tôn trọng và giải quyết kịp thời kiến nghị, phản ánh của nhân dân

Thứ tư, 13/03/2024 10:47
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phước Lộc - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở TPHCM tại phiên họp đầu năm để thông qua Chương trình công tác năm 2024.

Vi phạm trong quản lý quy hoạch, xây dựng Khu đô thị Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Theo báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy, trong năm 2024, Ban Chỉ đạo TPHCM sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường theo dõi, nắm tình hình thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với các giải pháp thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XI về công tác dân vận, các văn bản về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra gắn với thực hiện chủ đề năm 2024 của TP “Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội” cùng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết trong xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Đồng thời, Ban Chỉ đạo TPHCM phối hợp tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy tổng kết 25 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về “Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”.

Song song với đó, HĐND TP thực hiện, phối hợp thực hiện chương trình giám sát của Thường trực và các Ban của HĐND TP năm 2024; Phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam TP và các ngành trong công tác giám sát; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình “Dân hỏi chính quyền trả lời”, “Đối thoại cùng chính quyền TP”; tăng cường hoạt động tiếp xúc với cử tri theo các giới, giám sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tham mưu, hướng dẫn thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các tập thể, cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ban Tuyên giáo Thành ủy tham mưu, hướng dẫn thực hiện triển khai, quán triệt và theo dõi việc thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề năm 2024 “Thực hành dân chủ, tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và tâm huyết trong xây dựng TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình”; Hướng dẫn, định hướng thông tin tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phát huy dân chủ ở cơ sở, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Riêng Ủy  ban MTTQ Việt Nam TP hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ở xã, phường, thị trấn; hướng dẫn MTTQ ở cơ sở tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền…

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội nghị 

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải tiếp công dân

Theo đồng chí Nguyễn Phước Lộc, có 6 quy tắc để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định pháp luật. Đó là, bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bên cạnh đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

Ngoài ra, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở và tôn trọng ý kiến đóng góp của nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của nhân dân.

Đồng thời, cần hiệp đồng, hiệp lực, thống nhất chủ trương và điều phối nội dung hoạt động nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Rà soát, hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo TP gắn liền với việc rà soát liên thông hoạt động những nội dung, phong trào có tính chất tương đồng để phối hợp đồng bộ, thống nhất.

Ngoài ra, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo TP cũng phải gắn liền với triển khai nắm sát và phản ánh tình hình nhân dân của hệ thống chính trị; liên thông việc giám sát, phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội - đồng chí Nguyễn Phước Lộc nhấn mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Phước Lộc, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phải có chiều sâu để phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Bên cạnh đó, tạo dân chủ ở cơ sở ở trong các cơ quan, tổ chức đơn vị, ở các tổ chức doanh nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng lao động ở khu vực ngoài nhà nước.

Theo đồng chí Nguyễn Phước Lộc, phải phân biệt tiếp xúc cử tri và người dân phản ánh; về tiếp công dân, đại biểu dân cử phải tiếp công dân và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải tiếp công dân. Riêng đối thoại với công dân, cần đổi mới, cải tiến phương pháp, chọn lựa vấn đề để thực hiện đối thoại. Đồng thời, thực hiện đối thoại và tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại hội nghị đối thoại./.

Đình Thuyết

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra